Thế giới cùng nhân dân Maroc khắc phục hậu quả trận động đất kinh hoàng

2025-01-17 19:21:33
Việt Nam hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất: Cùng lắng nghe tiếng gọi của đồng loại
Ngày 7/6/1978, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. 45 năm qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước luôn được coi trọng và tích cực thúc đẩy phát triển lên một tầm cao mới.
Gần 300 trận động đất xảy ra trong 8 tháng năm 2023
Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu – Viện Hàn lâm KH CN Việt Nam), từ ngày 1 1 đến 31 8 đã ghi nhận tổng số 282 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4,4 độ Richter xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Khẩn trương cứu hộ

Trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển dãy núi High Atlas của Maroc ngay sau 23h đêm ngày 8/9. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), cường độ động đất là 6,8 độ richter và tâm chấn nằm cách Marrakech khoảng 72 km về phía Tây Nam. Đài truyền hình nhà nước Al Aoula dẫn nguồn tin từ Bộ Nội vụ cho biết ít nhất 1.037 người đã thiệt mạng và hơn 700 người khác đang trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh đổ nát sau động đất.

Cung điện Hoàng gia cho biết Maroc sẽ để tang 3 ngày sau trận động đất.

Chính phủ nước này cam kết dành tất cả mọi nguồn lực cần thiết cho công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả động đất. Nước này hiện tăng cường các đội tìm kiếm để đẩy nhanh các hoạt động cứu hộ và sơ tán, đồng thời phân phát thực phẩm, nước uống, lều và chăn cho những người sống sót ở các khu vực bị ảnh hưởng. Các dịch vụ khẩn cấp đã được triển khai đến các khu vực bị động đất khi Vua Mohammed VI ra lệnh thành lập một ủy ban cứu trợ để triển khai viện trợ, phục hồi và xây dựng lại những ngôi nhà bị phá hủy ở các vùng thiên tai càng sớm càng tốt”.Th

Nhà chức trách cho biết hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở các khu vực miền núi gần tâm chấn, khó tiếp cận và các đội cứu hộ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi đường sá bị hư hỏng.

Hàng trăm người vẫn được cho là vẫn đang bị vùi lấp trong các đống đổ nát. Công tác cứu hộ đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành nhưng gặp nhiều khó khăn do chưa thể điều động được các thiết bị cứu hộ chuyên dụng hạng nặng. Nhiều người vẫn "đang hy vọng vào điều kỳ diệu từ đống đổ nát”.

Tại làng Amizmiz gần tâm chấn, các nhân viên cứu hộ đang đào bới đống đổ nát dụng cụ thô sơ.

Tại làng Amizmiz gần tâm chấn, các nhân viên cứu hộ đang đào bới đống đổ nát bằng tay. Bên ngoài bệnh viện, nhiều thi thể được phủ chăn trong khi người thân đau buồn đứng gần đó.

Nhiều người dân đã trải qua đêm lạnh trên đường phố vì lo sợ dư chấn. Lực lượng vũ trang Hoàng gia Maroc cảnh báo người dân hết sức chú ý đến những cơn chấn động tiếp theo. Cơ quan y tế kêu gọi người dân hiến máu để giúp đỡ các nạn nhân.

Thành phố Marrakech là địa điểm gần nhất vùng tâm chấn. Động đất đã làm sập nhiều tòa nhà ở thành phố cổ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới này. Các địa phương khác bị ảnh hưởng bao gồm Al Haouz, Ouarzazate, Azilal, Chichaoua và Taroudant.

Trước đó, trận động đất tồi tệ nhất thời hiện đại ở Maroc xảy ra vào năm 1960 gần thành phố Agadir phía Tây khiến ít nhất 12.000 người thiệt mạng.

Thế giới bày tỏ tình đoàn kết sâu sắc

Các cơ quan, tổ chức quốc tế lớn trên thế giới như Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC)… đã gửi lời chia buồn tới Maroc.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ chia buồn với gia đình của các nạn nhân thiệt mạng và bị thương trong trận động đất kinh hoàng ở Maroc cùng ngày. Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Maroc đẩy mạnh hoạt động cứu trợ người dân vùng thiên tai.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus khẳng định sẵn sàng hỗ trợ các nhu cầu y tế trước mắt.

Tommaso Della Longa, người phát ngôn của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), cho biết các "đơn vị ứng phó khẩn cấp" của IFRC có thể được triển khai tới nước này trong vòng từ 24 đến 48 giờ.

Lãnh đạo nhiều quốc gia đã bày tỏ sự thương tiếc và chia buồn với người dân Maroc, nhiều nước đề nghị tham gia cứu hộ sau động đất.

Các tổ chức quốc tế và các nước sẽ hỗ trợ công tác cứu hộ ở Maroc.

Được tin trận động đất khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chia buồn về trận động đất tới các nhà lãnh đạo Vương quốc Maroc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ cảm thông với các nạn nhân động đất, cho biết nước Mỹ "sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết".

Algeria cam kết mở không phận cho các chuyến bay viện trợ nhân đạo và y tế đến và đi từ Maroc.

Chính phủ Israel đã ra thông cáo về việc Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này đang chuẩn bị để gửi một đội cứu hộ lớn đến. Đội này sẽ hỗ trợ các hoạt động cứu hộ và sơ cứu cho các nạn nhân trong trận động đất.

Công tác bảo hộ công dân Việt Nam

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Đại sứ quán Việt Nam đã chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng, các đầu mối cộng đồng Việt Nam tại sở tại để tìm hiểu thông tin. Đến nay, Đại sứ quán chưa có thông tin về thương vong của người Việt trong trận động đất này.

Đại sứ quán Việt Nam cho biết toàn bộ 36 người Việt Nam thuộc 4 đoàn công tác đến từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang và Đắk Nông đang có mặt tại Marrakech, gần tâm chấn động đất, đều an toàn.

Ngày 9/9, Đại sứ Đặng Thị Thu Hà và đoàn công tác của Đại sứ quán đã tới thành phố Marrakech hỗ trợ bà con, trực tiếp hướng dẫn công tác sơ tán và thực hiện công tác bảo hộ công dân.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.

Công dân Việt Nam cần giúp đỡ có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam theo số điện thoại +212 7 61 86 87 29 và +212 6 18 53 65 52 hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tại số điện thoại +84 981 84 84 84.

Sứ mệnh nhân đạo tại Thổ Nhĩ Kỳ - Mệnh lệnh từ trái tim những người lính Cụ Hồ
Thực hiện sứ mệnh nhân đạo, từ ngày 13 - 22/2/2023, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam cử lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất ở nước ngoài.
Nhật Bản đối phó động đất: Cao tốc có giảm xóc dưới móng
Là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với động đất, Nhật Bản đã ban hành những quy chuẩn xây dựng nghiêm ngặt nhất thế giới.

Nguồn bài viết : VIA Trực Tuyến

Top