Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2023: Trung Quốc cam kết cải cách, mở cửa

2025-01-17 19:21:33
Diễn đàn châu Á Bác Ngao kêu gọi tăng hợp tác đa phương chống COVID-19
Việt Nam-Trung Quốc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Dự kiến, Trung Quốc sẽ công bố loạt biện pháp mới nhằm mở rộng tiếp cận thị trường, tối ưu hóa môi trường doanh nghiệp và tạo điều kiện cho việc thực thi dự án.

Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế duy trì chủ nghĩa đa phương, duy trì an ninh và ổn định chuỗi cung ứng - công nghiệp toàn cầu.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2023 với chủ đề: “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức” khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc (Ảnh: boaoforum.org).

Tổng Giám đốc Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh, thế giới cần những cơ chế toàn cầu nhanh hơn và hiệu quả hơn để cung cấp các biện pháp xử lý nợ cho các quốc gia. IMF sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc để ngăn chặn khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển.

Châu Á được dự báo là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu năm 2023. Theo IMF, Trung Quốc sẽ chiếm hơn 1/3 mức tăng trưởng toàn cầu năm nay.

Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng các nước châu Á cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, phụ thuộc lẫn nhau, để châu Á phải luôn là khu vực mở. Nhà lãnh đạo Singapore nhấn mạnh: "Việc châu Á có thể hiện thực hóa những triển vọng của mình hay không sẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia ở châu Á duy trì mối quan hệ ổn định và hợp tác thực tế và hiệu quả như thế nào, cả với chính họ và với các đối tác bên ngoài".

Được ví như Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm nay thu hút hơn 2.000 đại biểu từ hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong bốn ngày (từ 28 - 31/3), các hội thảo xoay quanh bốn chuyên đề lớn gồm "Phát triển và Toàn diện", "Hiệu quả và An ninh", "Khu vực và Toàn cầu" cùng "Hiện tại và Tương lai".

Tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, Trung Quốc và các nước trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hợp tác ngày càng hiệu quả, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với khối chiếm đến hơn 30% tổng giá trị thương mại của Trung Quốc năm 2022.

Các chuyên đánh giá, châu Á trở thành trung tâm tiêu thụ mạnh toàn cầu. Do đó, các chuỗi giá trị sản xuất dự báo cũng sẽ thay đổi mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh ở châu Á.

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác các tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Uỷ viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Nguồn bài viết : XSMN hôm qua

Top