Hậu Giang: Chăm lo đời sống người dân, nâng cao trách nhiệm đấu tranh, bảo vệ nhân quyền |
Chuyển giao, hướng dẫn các tỉnh, thành phố thực hiện mô hình cung cấp thông tin về nhân quyền, đối ngoại |
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương (Cục Đối ngoại, Bộ Công an) cho biết: Bộ Công an đã thực hiện hiệu quả 20/27 khuyến nghị chu kì III. Đó là 4 khuyến nghị 06, 18, 32, 148 về việc tiếp tục nỗ lực thực hiện Công ước chống tra tấn và các khuyến nghị của Uỷ ban công ước chống tra tấn. 3 khuyến nghị 16, 26, 33 về việc xem xét gia nhập Công ước chống mất tích, cưỡng bức. 1 khuyến nghị 72 về việc củng cố khuôn khổ, thể chế, chính sách nhằm bảo vệ quyền con người. 2 khuyến nghị 202, 207 về đảm bảo quyền lập hội, hội họp hoà bình, quyền biểu tình hoà bình. 8 khuyến nghị 217,218,219,220, 221,222, 226,228 về tăng cường cường nỗ lực phòng chống mua bán người. 1 khuyến nghị 168 đảm bảo quyền tự do ngôn luận biểu đạt trên internet, 1 khuyến nghị về chia sẻ kinh nghiệm áp dụng luật đặc xá và tái hoà nhập cộng đồng.
Hơn 4 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các khuyến nghị UPR chấp thuận tại chu kỳ III. Tính đến tháng 10/2023, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện 86,7% tổng số khuyến nghị và đang tiếp tục thực hiện 12,4% khuyến nghị. Đặt trong bối cảnh đặc biệt đại dịch Covid-19, có thể nói các con số này là kết quả đáng tự hào, thể hiện nỗ lực rất lớn của các bộ, ban ngành Việt Nam trong thực hiện các khuyến nghị UPR nói riêng và trong bảo đảm quyền con người nói chung. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt |
Trong đó, để thực thi Công ước chống tra tấn, Bộ đã xây dựng đề án tuyên tuyền phổ biến nội dung công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam phòng chống tra tấn cho nhân dân. Tổ chức 4 lớp tập huấn cho gần 1.000 cán bộ, lãnh đạo các trại giam. Từ năm 2019, Bộ Công an đã ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc nâng cao hiệu quả áp dụng luật, các yêu cầu của Công ước chống tra tấn….Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, cơ sở vật chất, việc thực thi pháp luật để đảm bảo quyền con người tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Về phòng chống mua bán người, Bộ Công an tập trung triển khai hiệu quả, các biện pháp trọng tâm. Cụ thể: tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng điều hành, chỉ đạo, phối hợp trong điều tra xét xử các vụ án mua bán người cho tất cả các cấp lãnh đạo từ cấp phòng trở lên, tuyên truyền nâng cao nhận thức về mua bán người, tổ chức tuyên truyền đến người dân, cảnh báo người dân bằng những thước phim, clip.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp, truy quyét đối tượng mua bán bán người, mở các vụ án truy tố các vụ mua bán người. Kết hợp với bộ bội biên phòng tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới để ngăn chặn các vụ mua bán người. Tổ chức các hội nghị liên ngành nhằm đánh giá công tác phòng chống mua bán người.
Đào tạo trình độ sơ cấp nghề Điện dân dụng cho học viên là phạm nhân năm 2023 tại Trại tạm giam số 1, Công an Thành phố Hà Nội. |
Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Bộ TT- TT được giao thực hiện 13 khuyến nghị, phối hợp thực hiện 21 khuyến nghị, tập trung vào 3 vấn đề: Xây dựng chính sách đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet; Đầu tư nguồn lực để triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách thông tin giữa các vùng miền trên toàn quốc; Thúc đẩy đóng góp trong việc truyền thông nâng cao nhận thức về quyền con người.
Trong đại dịch Covid-19, Bộ TT-TT đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực để người dân tiếp cận thông tin đầy đủ. Phó Cục trưởng Đinh Tiến Dũng dẫn chứng, tại Việt Nam wifi được phủ sóng miễn phí từ quán cà phê, nhà hàng, quán ăn, địa điểm mua sắm, du lịch hay đến vùng sâu, vùng xa tận Hà Giang. Đó là điều mà nhiều nước trên thế giới chưa làm được.
“Đến nay có 2100 vùng lõm sóng đã được phủ sóng. Tỉ lệ phủ sóng điện thoại di động băng rộng 4G của Việt Nam hiện nay đã lên đến 99,8% xét trên dân số. Trong khi các nước thu nhập cao trung bình, tỷ lệ này là 99,4%...”, ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng cho biết, Bộ sẽ đàm phán với các nhà mạng xuyên biên giới nghiêm túc thực hiện các cam kết ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin sai sự thật về Việt Nam, cũng như thông tin ảnh hưởng đến quyền con người Việt Nam. Gặp gỡ, trao đổi đối thoại cung cấp thông tin nhiều hơn với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, để hiểu Việt Nam hơn.
“Hàng tháng tháng chúng tôi đã tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về nhân quyền định kỳ cho báo chí, trao đổi thẳng thắn các vấn đề đến các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam”, ông Dũng nói.
Để tất cả mọi người, thành phần trong xã hội, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán các nước đóng góp ý kiến, tham vấn khuyến nghị UPR là cách tiếp cận tốt nhất để có thể rà soát tình hình nhân quyền trong đất nước của mình. Năm 2024, Na Uy sẽ thành lập tổ tham vấn, tổ chức hội thảo tham vấn thực hiện những khuyến nghị UPR giống như Việt Nam đang làm. Bà Mette Moglestue, Phó Đại sứ Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam |
Đồng Nai: Bảo đảm nhân quyền trên tất cả các mặt của đời sống xã hội |
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền |