Tổng thu nhập vợ chồng 20 triệu/ tháng, tôi vẫn mua được chung cư 2 tỷ đồng

2025-01-17 19:21:30
Lo các con gặp áp lực về việc học ở thành phố, đôi vợ chồng đã quyết định nghỉ việc, chuyển đến ngôi nhà ở thị trấn nhỏ để sống cuộc đời an yên Vụ cô gái bị sàm sỡ trong thang máy: Dừng lại trò đùa 'hai trăm ngàn'! Cho tôi hỏi, phụ huynh có ai vào được khu bếp trường mầm non chưa?
(Ảnh minh họa: Homedy)

Vợ chồng tôi dân tỉnh lẻ nhưng sống và làm việc tại Hà Nội. Dù thuê nhà nhưng do công việc ổn định, cuộc sống diễn ra đều đều không có biến động gì khiến tôi khá hài lòng.

Tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng khoảng 20 triệu đồng. Tháng tháng lĩnh lương, trừ các khoản chi tiêu cho hai đứa con đang học mầm non, trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, để riêng một khoản chi tiêu ăn uống, còn lại là chi các khoản phát sinh, tháng nào thừa thì lại tiêu vào quần áo, mỹ phẩm, đi chơi ngắn ngày.

Trước đây tôi chẳng bao giờ nghĩ đến việc vay ai vì sợ cảnh nợ nần khổ sở, huống chi là vay ngân hàng mua nhà. Vợ chồng tôi từng tâm niệm, thuê nhà cũng được, miễn sao tinh thần thoải mái, sống là phải hưởng thụ chứ sống khổ sống sở thì đâu gọi là sống. Tiết kiệm được bao nhiêu thì tiết kiệm, cho đỡ áp lực.

5 năm chung sống trôi nhanh như một cái chớp mắt, vào ngày tổng kết hôn nhân “5 năm lần thứ nhất”, chúng tôi giật mình khi nhìn vào tài khoản tiết kiệm vỏn vẹn 100 triệu đồng. Thêm việc đứa lớn sắp 6 tuổi vào lớp 1, cần không gian cho nó học hành, vả lại có ngày nó cũng phải ngủ riêng, không thể ngủ chung với bố mẹ mãi như thế được. Chủ nhà khi đó cũng tăng giá điện, giá nước rồi nhiều vấn đề phát sinh khiến tôi dần ngán ngẩm cảnh đi thuê nhà.

(Ảnh minh họa: The Finance Genie)

Vậy là hai vợ chồng chúng tôi ngồi tính toán lại. Tất nhiên với 100 triệu tiền tiết kiệm, chúng tôi chẳng thể làm được gì ngay lúc đó. Sau khi tìm hiểu hàng loạt những dự án mua chung cư giá rẻ, chúng tôi hiểu rằng mua nhà Hà Nội sẽ hoàn toàn khả thi nếu có trong tay khoảng 300 triệu đồng.

Tôi mượn sổ đỏ của ông bà thế chấp ngân hàng và vay gói vay hỗ trợ mua nhà đất. “Hành trình” mua nhà Hà Nội của dân tỉnh lẻ chúng tôi có thể gói gọn trong các bước như sau.

Bước 1: Xác định tình hình tài chính của hai vợ chồng

Khoản vay bao nhiêu không quan trọng, khả năng chi trả mới quan trọng vì thế chúng tôi cùng ngồi lại xác định tài chính của hai vợ chồng. Tôi lên kế hoạch rất rõ ràng. Sau các khoản chi tiêu cần thiết và chi phí phát sinh thì vợ chồng tôi để ra được bao nhiêu tiền. Nếu việc ăn tiêu cũng không đủ thì sẽ không có khả năng chi trả khoản vay ngân hàng.

Bước 2: Dành 3-4 tháng để tìm hiểu các căn chung cư ngoại thành Hà Nội

Tôi dành khoảng 3-4 tháng để tìm hiểu. Hồi đó không có cái chung cư nào sắp hoàn thiện mà tôi không biết. Ngày nào tôi cũng đọc, tìm hiểu, gọi điện rồi xin báo giá khắp nơi.

Không biết nhà khác thế nào, nhưng tôi chỉ cân nhắc những chung cư gần hoàn thiện, và dự án nào còn căn giá gốc từ chủ đầu tư thì tôi mới tìm hiểu tiếp. Vì nếu mua lại của người khác thì giá chênh rất nhiều. Những căn mới xây móng, tôi loại khỏi “tầm ngắm” ngay.

Để hạn chế rủi ro trong việc mua nhà, tôi chọn chủ đầu tư uy tín, chưa bị “bóc phốt” và hỏi han người dân xung quanh để đoán định phần nào đất lành hay đất dữ. Cuối cùng tôi chọn mua căn chung cư ở quận Long Biên.

Bước 3: Tìm các ngân hàng cho vay lãi suất thấp

Tôi tìm hiểu các ngân hàng có hỗ trợ lãi suất thấp cho các khoản vay mua nhà và chính sách trả lãi của các ngân hàng đó.

Để biết được ngân hàng nào có chính sách vay tốt nhất, tôi nghiên cứu kỹ về lãi suất, thời hạn vay, hạn mức vay, các chính sách ưu đãi khác nếu có.

Điều quan trọng nhất là hỏi chi tiết về lãi suất khoản vay. Đừng dại mà nhìn và tin vào chiêu quảng cáo lãi suất thấp 5%/ năm. Không ít ngân hàng dùng chiêu quảng cáo này, chỉ ghi cái lợi cho khách hàng. Vì thế bạn cần đọc rõ các quy định, yêu cầu minh bạch trong bảng lãi suất. Cụ thể cần nhìn vào bảng lãi suất theo năm để từ đó mình có thể tính toán chênh lệch giữa tiền thực và tiền lãi, xem khả năng chi trả của mình đến đâu rồi quyết định.

Như trường hợp của tôi, tôi thế chấp sổ đỏ mượn của ông bà và vay được 500 triệu đồng.

Bước 4: Lên kế hoạch cụ thể và thực hiện nghiêm túc việc trả góp

Tôi tính toán kỹ cả gốc lẫn lãi hàng tháng mình phải trả, lên kế hoạch trả trong vòng bao lâu. Nếu có khả năng trả hết được thì mới tính tiếp những bước sau. Lê kế hoạch cụ thể, thực hiện nghiêm túc thì hoàn toàn có thể trả hết nợ.

Để thực hiện nghiêm túc việc này, tôi tưởng tượng ra cảnh “è cổ ra trả lãi” vì lãi sẽ tăng theo cấp số nhân nếu không trả được đúng kỳ hạn.

Hiện tại, vợ chồng tôi đã nhận nhà và vẫn hàng tháng trả nợ ngân hàng. Chúng tôi thống nhất lương của chồng trả nợ, lương của vợ chi tiêu trong gia đình. Nhiều người khi nghe câu chuyện tháng tháng phải trả nợ của vợ chồng tôi, họ lấy làm ái ngại và có phần thương hại: “Ôi sao khổ thế”. Nhưng chúng tôi lại chẳng lấy gì làm khổ sở, khi đã lên kế hoạch rất chi tiết và coi đó là mục tiêu mình sẽ đạt được. Rõ ràng chúng tôi chủ động chứ không bị động như mọi người nghĩ.

Cuối cùng, tôi nhận ra khi mua nhà, có mục tiêu trả nợ, tự mình sẽ nghĩ ra cách chi tiêu hợp lý. Nếu không quyết định mua nhà, không bị áp lực gì, tiền bao nhiêu tiêu cũng hết.

XEM THÊM

5 vụ ly hôn nghìn tỷ ầm ĩ của các cặp vợ chồng đại gia Việt Nam

Một khi đã quyết định chia tay, người trong cuộc chỉ có một mong muốn duy nhất là kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên, người ...

Hình ảnh đẹp của bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong chuyến đi từ thiện bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội

Hình ảnh bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong chuyến đi từ thiện gần đây gây nhiều thiện cảm với cộng đồng mạng.

Gia đình có hạnh phúc khi phụ nữ là “trụ cột”?

Xã hội phát triển, ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt, giữ vai trò “trụ cột” trong gia đình. Vậy, vợ chồng phải làm ...

Nguồn bài viết : Felix E-gaming Club

Top