Thế giới kỳ lạ và đắt đỏ của 20.000 mẫu siêu xe tí hon

2025-01-17 19:23:14
Nói đến siêu xe không thể không nhắc đến sự sang chảnh và độc đáo. Tại một thế giới khác, thế thới tí hon, những phiên bản song sinh của chúng cũng tỏ ra không hề kém cạnh cả về phong cách lẫn giá bán.

Sandy Copeman và đội ngũ những người thợ thủ công bậc thầy của ông tại Bristol, Anh đã chế tạo ra những mô hình xe hơi kiệt tác, có thể kể đến một số mẫu tiêu biểu như: 938 Alfa Romeo 8C 2900 Mille Miglia, 1938 Bugatti Type 57SC Atlantic, 1962 Ferrari 250 GTO 3589GT, 1961 Jaguar E-Type Series 1-3.8 Coupé và 1957 Porsche 356A Speedster. Mỗi chiếc xe là một tác phẩm nghệ thuật với nước sơn thủ công đẹp mắt, các chi tiết hoàn hảo. Chúng thường được bán đấu giá hoặc thông qua một đại lý.

Với công ty của Copeman, Amalgam Collection, những kiệt tác xe hơi cổ điển và hiện đại, được tái hiện trong kích thước rất nhỏ. Trên thực tế, sẽ rất khó để phân biệt đâu là xe mô hình, đâu là xe thật, nếu nhìn vào một bức ảnh chụp có độ phân giải cao. Giống hệt đến từng chi tiết, nhưng ở hình hài tí hon. "Đó chính là mục tiêu của chúng tôi", Copeman chia sẻ.

Một số mô hình của Amalgam thậm chí còn có thể hoạt động tương tự như chính người anh song sinh của nó. Điển hình là chiếc McLaren Senna tỷ lệ 1/8 mới đây, có giá hơn 13.000 USD (Khoảng 301 triệu VNĐ), cũng có đèn pha, đèn hậu, phát sáng cảnh báo nguy hiểm qua điều khiển từ xa, những cánh cửa được cơ giới hóa và có thể nâng lên hạ xuống tùy ý.

Jaguar

Mô hình tỷ lệ 1:18 được chế tác thủ công của Jaguar E-type Roadster tái tạo một cách chính xác mọi chi tiết, từ màu sơn cho đến số nan hoa bánh xe, và đã được kiểm tra kỹ lưỡng.

Nói về Copeman, nhà sáng lập của Amalgam cho biết, ông ưa thích mày mò phát triển từ khi còn là một thiếu niên. Ở tuổi 14, ông cho ra đời mẫu kính viễn vọng mô phỏng và một cặp guitar điện. Một trong những đam mê lớn nhất đời ông là độ xe và đua xe mô tô. Sau khi nghỉ học năm 17 tuổi, Copeman rong rổi khắp các nước châu Âu và Bắc Phi thực hiện những chuyến phiêu lưu. Cuối cùng, ông dừng chân tại Somerset, Anh, khi tìm thấy công việc mơ ước là sản xuất mô hình tại Nettlecombe Studios.

Copeman chuyển đến Bristol và cùng ba người bạn khác thành lập nên Amalga Modelmaker vào cuối những năm 1970, sau 6 năm làm việc như những kỹ sư sản xuất mô hình thu nhỏ chuyên nghiệp.

Amalgam bắt đầu thiết kế những chiếc xe mô hình cho các đội đua Công thức 1 vào năm 1995 sau khi tiếp cận Jordan Grand Prix, một đội đua công thức 1 mới thành lập. Họ đã có cơ hội để tạo ra mô hình đầu tiên của Jordan 196, sau đó có một thỏa thuận với Williams Formula 1 vào năm 1996 và cuối cùng là với Ferrari vào năm 1998. Năm 2004, Amalgam tách thành 2 nhóm độc lập: Amalgam Modelmakers và Amalgam Fine Model Cars, một nhóm chuyên thực hiện các mô hình kiến trúc mô phỏng còn một nhóm sản xuất những mô hình xe thu nhỏ.

Porche

Mẫu 1:18 của Porsche 911R 1967 (trên) và 911 RSR 2016 (dưới)

Từ năm 2016, công ty của Copeman đã đổi hẳn sang tên mới là Amalgam Collection, đạt mức doanh thu khoảng 10 triệu USD mỗi năm. Họ đã xây dựng thành công hơn 500 mô hình mỗi tháng với mức giá dao động từ 685 USD (khoảng 16 triệu VNĐ) cho đến hơn 150.000 USD (khoảng 3,5 tỷ VNĐ) tùy thuộc vào kích thước và số lượng chi tiết lắp ráp. Công ty cũng có thêm hai nhà máy sản xuất ngoài địa phận Bristol là Trường An - Trung Quốc và Pécs - Hungary.

Ferrari 375

Để chế tạo một chiếc Ferrari 375 Plus tỷ lệ 1: 8, phải sử dụng hàng ngàn chi tiết tí hon, kết hợp cùng sự khéo léo, tỉ mỉ của những người thợ thủ công bậc thầy

Để hoàn thành một mô hình, trong trường hợp là mẫu xe mới, nhóm sẽ phải bắt đầu từ những bản vẽ CAD gốc do nhà sản xuất cung cấp, những bản vẽ mô tả chính xác từng bộ phận chi tiết của xe. Chỉ có như vậy, các bộ phận khi lắp ráp mới khớp nhau và được kết nối trơn tru. Còn với những mẫu xe cổ, họ phải dùng đến các bản quét kỹ thuật số và đo lường thủ công, cần từ 600 đến 800 bức ảnh để có thể đảm bảo số liệu được chính xác.

Sau khi bản thiết kế được thiết lập, nó sẽ được thu nhỏ một cách tỉ mỉ theo tỷ lệ nhất định. Từng khuôn riêng cho từng phụ tùng riêng lẻ, từng miếng kim loại, sợi carbon hay cao su đều được tạo ra một cách kỹ lưỡng chỉn chu như từng mảnh ghép trò chơi xếp hình, một số bộ phận hiệnnay được sản xuất nhờ công nghệ in 3D.

Bugatti

Việc sử dụng chức năng quét kỹ thuật số vói độ chính xác cao cho phép Amalgam tái tạo hoàn hảo mọi chi tiết của chiếu1938 Bugatti 57SC Atlantic La Voatio Noire này với tỷ lệ 1:8, bao gồm cả bánh xe và lốp dự phòng.

Sau quá trình đúc, các bộ phận của xe được rửa sạch và chà nhám. Tiếp theo, mỗi chi tiết xe lại trải qua một quy trình phù hợp riêng biệt trước khi được sơn lót, phun sơn và đánh bóng. Chúng sẽ được dán đề can, dựng các chi tiết khác như động cơ, bánh xe, hệ thống giảm xóc cũng sẽ được thêm vào. Bước cuối cùng là lắp ghép hoàn chỉnh. Copeman cho biết, chỉ 10% quy trình là do máy móc hiện đại thực hiện, 90% vẫn hoàn toàn được làm thủ công, và ông thích sự tỉ mẩn đó.

Sản xuất một khuôn mẫu thiết kế mất từ 2.500 đến 4.500 giờ tùy thuộc độ phức tạp của xe, và phải mất thêm 250 đến 450 giờ để ghép thành mô hình hoàn chỉnh. Điển hình như chiếc Ferrari LaFerrari, phải mất tới 3.500 giờ phát triển là 350 giờ chế tác mới có thể hoàn thiện được mẫu xe này.

Jaguar D-Type

Chiếc Jaguar D-Type có thiết kế vây cá mập của Ralph Lauren tại Musée des Arts Décoratifs ở Paris.

Nhóm khách hàng của Amalgam thường là các đội đua, các tay lái và quản lý hoặc các nhà sưu tập nổi tiếng. Sylvester Stallone đã mua một chiếc xe Ferrari F1 tỷ lệ 1:8 phiên bản giới hạn từ đầu những năm 2000 trong thời đỉnh cao của Michael Schumacher. Ralph Lauren đã đặt mua 17 mẫu ô tô cho bộ sưu tập của mình khi chúng được trưng bày tại Musée des Arts Décoratifs ở Paris, bao gồm một chiếc Jaguar D-Type, mẫu xe độc đáo có hình dáng vây cá mập đã vô địch ba lần liên tiếp tại giải Le Mans năm 1955, 1956 và 1957. Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Richard Mille cũng đã đặt một số mẫu xe tỷ lệ 1:5 cho bộ sưu tập, trong đó có một số chiếc xe đua cổ cực kỳ hiếm và quan trọng, bao gồm chiếc xe Công thức 1 đầu tiên của Bruce McLaren (M2B năm 1966) và chiếc Ferrari 312B, chiếc xe đã chiến thắng Grand Prix tại Ý năm 1970 bởi Mario Andretti.

Ngạc nhiên là, Copeman, ông chủ của hãng xe mô hình nổi tiếng lại không hề có cho riêng mình một bộ sưu tập xe hơi nào. Copeman cho biết ông sở hữu nhiều xe gắn máy hơn là ô tô. Thật ra thì, Copeman hoàn toàn có thể tự chế tạo bất cứ chiếc xe hơi nào mà ông muốn - nhưng là ở phiên bản mini.

Nguồn bài viết : LÔ ĐỀ

Top