Mặt trận các cấp có đóng góp to lớn trong những thành tựu của đất nước

2025-01-24 17:42:51
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu với Đại hội về tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; công tác phối hợp giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Theo Phó Thủ tướng, Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX là một sự kiện quan trọng của nước ta trong năm 2019. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp mà còn có ý nghĩa đối với hệ thống chính trị, các giai tầng xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, bước vào giai đoạn 2016-2017, kế thừa những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn hơn rất nhiều, nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ở trong nước, ngay từ năm 2016, Việt Nam đã phải trải qua một đợt tác động của biến đổi khí hậu, khô hạn ở miền Trung và Tây Nguyên; hạn hán, xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ, đã tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp, sinh kế và đời sống của nhân dân. Một số tỉnh trong thời gian này tăng trưởng nông nghiệp âm, và cả năm 2016, phấn đấu “cật lực” thì tăng trưởng nông nghiệp của cả nước cũng chỉ đạt 1,86%, thấp nhất trong mấy chục năm qua.

Sau đó, đất nước ta tiếp tục phải đối phó với sự cố về môi trường của Formosa. Các hoạt động về dịch vụ, du lịch của một số tỉnh miền Trung bị đình trệ, ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến đời sống sinh kế của nhân dân. Thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi năm 2019 cũng tác động rất nặng nề. Đến nay, Việt Nam đã phải tiêu hủy 12% tổng đàn lợn. Thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi đã làm giảm đi 1% tăng trưởng của khu vực nông nghiệp.

Cùng với đó là những yếu kém tích tụ trong nền kinh tế rất nhiều năm. Chúng ta phải tiến hành song song đồng thời hai nhiệm vụ, vừa tái cơ cấu nền kinh tế để tạo ra những năng lực sản xuất mới, vừa phải xử lý những yếu kém, tồn tại, hạn chế trong nền kinh tế, như dự án và doanh nghiệp thua lỗ, nợ công cao, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng tăng cao, có những thời điểm lên đến gần 17%. Nhiều tổ chức tín dụng yếu kém, khả năng chống chịu của hệ thống tài chính ngân hàng cũng còn có những hạn chế.

Bên cạnh đó, tình hình quốc tế và khu vực cũng có những diễn biến rất phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế thế giới được hồi phục sau khủng hoảng nhưng không đều. Cơ cấu dòng đầu tư và dòng thương mại có những chuyển dịch. Cọ xát, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn leo thang, lan sang cả lĩnh vực khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiền tệ, chủ nghĩa bảo hộ… Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng và rất khó lường. Căng thẳng địa chính trị, tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên,  biển Đông cũng đặt ra những thách thức lớn về việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, về mục tiêu giữ vững độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cách mạng 4.0 đã diễn ra và tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội, đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức mới.

Trước tình hình như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và phương châm chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chúng ta phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua được mọi khó khăn thách thức và đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “trong vũ trụ không có gì quý bằng con người, trong thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân”. Người còn nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đại đoàn kết toàn dân tộc và thuận theo lòng dân là sức mạnh vô địch không có gì ngăn cản nổi. Đó chính là trụ cột vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới, phát triển của đất nước Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

Quang cảnh phiên bế mạc Đại hội. Ảnh: TTXVN

Nguồn bài viết : Trang đánh Baccarat

Top