Tin tức - sự kiện

Quy tụ nhiều nguồn lực để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn

2024-12-21 13:00:20
Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin

Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 6/8/2004 theo Quyết định số 1870 của Chủ tịch UBND tỉnh và là hội cấp tỉnh được thành lập đầu tiên trong toàn quốc. Đến hết năm 2008, Tỉnh hội đã thành lập hội cấp cơ sở ở toàn bộ 286 xã, phường, thị trấn (nay là 260 hội). Ngày 16/9/2010, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định số 1739 cho phép thành lập Quỹ NNCĐDC/dioxin tỉnh Thái Bình.

Hội NNCĐDC tỉnh Thái Bình nêu cao chức năng đối ngoại nhân dân và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân.

Đến năm 2010, Trung tâm tẩy độc cho NNCĐDC và Trung tâm dạy nghề cho NNCĐDC trực thuộc Tỉnh hội được thành lập

Hội có trụ sở hội, nhà làm việc của Trung tâm tẩy độc, Trung tâm dạy nghề, nhà bếp, nhà ăn cho nạn nhân và các trang thiết bị làm việc, trang thiết bị chuyên dụng. Tất cả trong khuôn viên có diện tích khỏang 5000 m2. Tổ chức công đoàn của Hội trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Thái Bình

Sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thái Bình có trên 30.000 người kháng chiến và con cháu họ bị phơi nhiễm chất độc dioxin. Đến nay, đã có trên 2.000 người bị chết vì nhiễm chất độc dioxin, nhiều người bị mang trong người những bệnh tật hiểm nghèo, con cháu họ bị tật nguyền, dị dạng, dị tật do tác hại của chất độc hóa học.

Có tới 40% gia đình nạn nhân chất độc da cam thuộc diện hộ nghèo. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của Cấp ủy, Chính quyền các cấp, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thái Bình được thành lập đã đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc dioxin và được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong xã hội

Hội NNCĐDC tỉnh đã chăm sóc giúp đỡ nạn nhân cả về tinh thần và vật chất; tạo điều kiện giúp đỡ họ và gia đình hòa nhập cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, Hội còn giáo dục, động viên các nạn nhân để khắc phục khó khăn vươn lên; tổ chức chăm lo, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và thực hiện nghĩa vụ quyền lợi của người công dân.

Hội NNCĐDC tỉnh Thái Bình cũng tham gia cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ.

Đoàn khách Nhật Bản đến thăm và trao quà cho các nạn nhân.

Đối ngoại nhân dân và đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC là một trong các chức năng nhiệm vụ của hội, trong những năm qua, Hội đã làm tốt nhiệm vụ đối ngoại nhân dân và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân.

Trong thời gian qua, Hội đã đón tiếp làm việc với 9 đoàn khách của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, đón làm việc và tiếp nhận tài trợ của Đại sứ Cộng hòa Czech, tiếp làm việc với 7 hãng truyền hình quốc tế, tiếp tục duy trì mối quan hệ với Tổ chức ABLE (tổ chức đã tài trợ và chuyển giao công nghệ tẩy độc năm 2010 ) và được sự tiếp tục giúp đỡ về tài chính cũng như về kỹ thuật. Năm 2019, Hội đã lấy 17.805 chữ ký ủng hộ xóa bỏ vũ khí hạt nhân. Trong quan hệ với quốc tế, Hội thực hiện nghiêm các quy định về tiếp xúc và làm việc với các đối tượng nước ngoài.

Trong nhiệm vụ tham gia cuộc đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC, Hội luôn tích cực và thực hiện nghiêm, hoàn thành tốt các chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương hội. Năm 2018, Hội đã lấy hàng vạn chữ ký ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga kiện công ty hóa chất Mỹ tại Tòa án đại hình Paris, Pháp và ủng hộ gần 100 triệu cho vụ kiện.

Trải qua chặng đường bắt đầu thành lập từ năm 2004 và đi vào hoạt động với nhiều khó khăn vì là hội cấp tỉnh đầu tiên của toàn quốc, kiến thức và kinh nghiệm hoạt động hội còn hạn chế nhưng cán bộ hội viên của hội đã nỗ lực phấn đấu và đạt được thành tích xuất sắc. Năm 2014, Hội đã được Nhà nước tặng thường Huân chương Lao động hạng 3 . Từ năm 2015 đến nay, Hội đã nỗ lực vượt bậc, phấn đấu đạt được thành tích xuất sắc tương đối toàn diện trong hơn 6 năm qua.

Công tác vận động nguồn lực để chăm sóc NNCĐDC là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của Hội nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa việc chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách và được Hội đặt lên là nhiệm vụ hàng đầu. Công việc vận động nguồn lực được xác định phải thực hiện ở cả 3 cấp hội tỉnh, huyện, xã và phải kết hợp giữa tổ chức vận động tập trung nhân kỷ niệm các ngày có ý nghĩa quan trọng với vận động nhỏ, lẻ thường xuyên.

Do vậy, mỗi năm riêng tỉnh hội vận động được từ trên 1 tỷ đồng trở lên, có năm vận động được 8 đến 9 tỷ đồng. Chính vì vậy mà việc chăm sóc giúp đỡ nạn nhân và xây dựng các công trình phục vụ nạn nhân đạt kết quả cao.

Năm 2015, Hội vận động được Tập đoàn Dầu khí xây tặng 1 ngôi nhà 2 tầng có 20 phòng trị giá 3,5 tỷ đồng làm nhà cư xá cho nạn nhân đến điều trị tẩy độc ở. Năm 2019, được Tập đoàn Bảo Việt xây tặng 1 ngôi nhà trị giá 3 tỷ đồng làm nhà điều trị cho Trung tâm tẩy độc và lắp đặt trang thiết bị chuyên dụng cho ngôi nhà trị giá 555.224.729 đồng. Năm 2017, vân động được nhà tài trợ 1 tỷ đồng xây 20 ngôi nhà tình nghĩa cho nạn nhân, mỗi ngôi nhà trị giá 50 triệu đồng. Từ 2015 đến nay ,riêng Tỉnh hội đã vận động được trên 20 tỷ đồng. Cùng với vận động của tỉnh hội, đã chỉ đạo hội các cấp huyện, xã thực hiện vận động số tiền cũng phải trên 15 tỷ đồng.

Trong việc vận động xã hội đã kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội như Liên đoàn Lao động, Hiệp hội Doanh nghiệp... do đó đã tạo thành một phong trào ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam rộng khắp và thấm đậm nghĩa tình trong xã hội. Bên cạnh các nhà tài trợ lớn có tiềm lực mạnh, nhiều người lao động cũng sẵn sàng ủng hộ. Có rất nhiều chuyện cảm động trong việc ủng hộ giúp đỡ nạn nhân. Nhiều trường Mầm non, trường tiểu học các thầy, cô giáo cũng trich đồng lương ít ỏi đóng góp giúp đỡ NNCĐDC.

Đoàn khách Hàn Quốc tới thăm, trao quà cho các nạn nhân.

Hàng năm, Hội tổ chức các sự kiện văn hóa xã hội, viết bài đưa tin trên các phương tiện truyền thông, đã ra 2 đầu sách in 1000 cuốn, biên soạn 5 tài liệu, thực hiện các hoạt động quảng bá rộng rãi như hoạt động văn hóa văn nghệ, trưng bầy hình ảnh, xây dựng Website của hội để mở rộng phạm vi tuyên truyền. Hội tổ chức được 74 cuộc tập huấn về chính sách, về nghiệp vụ công tác hội cho 3285 lượt cán bộ hội trong đó Tỉnh hội tổ chức 2 cuộc tập huấn cho trên 600 cán bộ hội từ chủ tịch hội cấp cơ sở đến cán bộ hội cấp tỉnh.

Ngoài ra, Hội đã tổ chức 2 cuộc giao lưu truyền hình, phối hợp với Truyền hình QPVN làm phim phóng sự, tham gia Chưởng trinh nghệ tuật “Những trái tim đồng cảm” do Báo GĐXH và VOV tổ chức, tham gia cuộc triển lãm toàn quốc “Da cam - Lương tri và Công lý - Hạ Long 2015” tại Quảng Ninh.

Với nguồn lực vận động được từ xã hội, Hội đã tập trung vào nhiệm vụ chăm sóc giúp đỡ nạn nhân với các hình thức: Xây nhà tình nghĩa, tặng các dụng cụ gia đình, trang thiết bị y tế, trợ cấp khó khăn, tặng học bổng, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Lễ, khám bệnh cấp thuốc miễn phí, phục hồi chức năng và phục vụ cho Trung tâm tẩy độc, Trung tâm dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam. Trong thời gian qua, đã trợ cấp khó khăn và trợ cấp học bổng cho trên 50 người trị giá hàng tỷ đồng.

Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm tẩy độc của Hội đã thực hiện 67 đợt tẩy độc cho 1005 người, ngoài ra còn tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ tẩy độc cho 65 cán bộ y tế của tỉnh, thành hội bạn và Viện Quân y 175 Bộ Quốc phòng. Trung tâm dậy nghề đã thường xuyên duy trì tổ chức học nghề và sản xuất cho 80 lượt người là con cháu NNCĐDC, đến nay đã có trên 50 cháu học nghề xong có công ăn việc làm, số còn lại thường xuyên sản xuất tại Trung tâm, kết quả của sản phẩm được trao trả cho các cháu, Hội bảo đảm ăn ở cho các cháu. Đã phối hợp với chính quyền xã tổ chức 6 lớp dạy nghề nông thôn cho trên 456 nạn nhân chất độc da cam và các đối tượng chính sách học các nghề thủ công.

Ngoài công tác chăm lo cho các NNCĐDC, Hội cũng tích cực tham gia các công tác ở địa phương cư trú, đặc biệt là tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia “Xây dựng nông thôn mới , xây dựng đô thị văn minh”. Nhiều hội viên đã tự nguyện đóng góp công sức, tiền bạc và hiến đất cho chương trình xây dựng nông thôn mới trong đó đã hiến 635,839 m2 đất, 85912 ngày công và trên 1,7 tỷ đồng.

Lễ khánh thành, trao tặng nhà tình nghĩa.

Tước diễn biến của dịch bệnh COVID-19, thực hiện chi thị của UBND tỉnh, chỉ đạo của TW hội, tỉnh hội và một số đơn vị đã tích cực hưởng ứng và chủ động, kịp thời hướng dẫn tuyên truyền trong hệ thống hội thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Thời gian qua, từ năm 2015 đến nay cán bộ hội viên của Hội đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành toàn diện các mặt công tác hội trong đó hoàn thành xuất sắc các mặt công tác chủ yếu, năm sau đạt kết quả cao hơn năm trước, góp phần vào thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách an sinh xã hội và phát triển chung của tỉnh.

Năm 2019, Hội NNCĐDC tỉnh Thái Bình vinh dự nhận Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Năm 2014, Hội nhận Huân chương Lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Từ năm 2015 đến năm 2018, liên tục được nhận Bằng khen của Trung ương hội.

Năm 2020, Hội nhận Bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình. Cũng trong năm này, Hội lại tiếp tục được nhận Bằng khen của Trung ương hội.

Vừa qua, trong năm 2021, Hội NNCĐDC tỉnh Thái Bình vinh dự nhận Bằng khen của Khối thi đua đặc thù tỉnh bình xét đề nghị UBND tỉnh.

Tòa án Evry đã không bảo vệ công dân Pháp khi bác vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân da cam
Đây là ý kiến đáng chú ý của Luật sư Quách Thành Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sau khi Tòa Đại hình Evry của Pháp quyết định không thụ lý các yêu cầu của bà Trần Tố Nga về vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi công lý cho các nạn nhân da cam.
Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga
Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin
Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Top