Nâng cao kiến thức cho cán bộ điện lực, thuỷ điện tránh các chiêu trò lừa đảo, tự bảo vệ mình trên mạng xã hội Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm an toàn thông tin; giảm thiểu các sự cố mất an toàn thông tin bắt nguồn từ nhận thức yếu kém của con người về các nguy cơ mất an toàn thông tin. |
Những nhóm hành vi bị cấm trên không gian mạng theo luật an ninh mạng Có hiệu lực từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng (số 24/2018/QH14) với 7 chương, 43 điều, quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, đáng chú ý Luật quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng. |
APWG là một liên minh toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm mạng có hơn 2.200 thành viên trên toàn thế giới với nhiều công ty an ninh mạng. Viettel tham gia tổ chức này là một bước tiến để kết nối, chia sẻ tri thức an ninh mạng và cảnh báo sớm, góp phần ngăn chặn các nguy cơ tấn công mạng kịp thời trên phạm vi toàn cầu.
Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có sản phẩm tham gia vào APWG. |
Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có sản phẩm tham gia vào APWG. Sản phẩm “nền tảng chia sẻ tri thức an ninh mạng” (Viettel Threat Intelligence) được phát triển bởi Viettel được lựa chọn để tham gia vào mạng lưới của APWG. Đây là giải pháp an ninh mạng hiện đại, áp dụng xu thế công nghệ mới nhất, giúp các tổ chức và doanh nghiệp thu thập, nhận định và cảnh báo các mối đe dọa trên không gian mạng.
Nền tảng tri thức an ninh mạng là lĩnh vực trọng điểm trong bảo mật và an toàn thông tin. Viettel Threat Intelligence tập trung thu thập và phân tích thông tin về uy tín và sự an toàn của các tổ chức và doanh nghiệp, các phương thức tấn công mạng hiện đại, các tiềm năng đe dọa đến tài sản. Đây là giải pháp bảo mật chủ động, hiện đại, giúp các tổ chức và doanh nghiệp ngăn chặn sớm vi phạm dữ liệu, tấn công mã độc, thông tin sai sự thật.
Nguồn dữ liệu của nền tảng này rất đa dạng và được thu thập từ các nghiên cứu nội bộ do các chuyên gia hàng đầu Viettel thực hiện gồm: Dữ liệu từ nhà mạng ISP toàn cầu; Dữ liệu từ các tổ chức bên ngoài; Dữ liệu thu được từ quá trình thực hiện các dịch vụ an toàn thông tin; Dữ liệu thu được từ quá trình cung cấp dịch vụ giám sát an toàn thông tin 24/7.
Viettel Threat Intelligence chính thức khởi động từ tháng 10/2020, được triển khai trực tiếp trong các dịch vụ của Viettel. Một số ngân hàng tại Việt Nam cũng đang áp dụng nền tảng này để bảo vệ người dùng.
Viettel tham gia vào mạng lưới của APWG được tiếp cận những thông tin và nguy cơ an ninh mạng cấp quốc tế, qua đó sẽ xây dựng phương án hành động kịp thời cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Đồng thời cũng giúp các tổ chức, doanh nghiệp khác cùng tham gia được bảo vệ trước nguy cơ bị tấn công và lừa đảo mạng.
Ấn Độ cấm thêm 43 ứng dụng của Trung Quốc do lo ngại an ninh mạng Ấn Độ tuyên bố cấm thêm 43 ứng dụng Trung Quốc sau khi đã “đóng băng” hơn 175 ứng dụng có liên kết với quốc gia láng giềng trong những tháng gần đây. |