Thông tin, truyền thông bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới Cùng với sự phát triển đột phá của công nghệ truyền thông hiện đại, truyền thông nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng càng có cơ hội phát huy sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn trong việc thực hiện chức năng, vai trò đối với hoạt động bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong bối cảnh hiện nay. Đi cùng với cơ hội là những thách thức mới đặt ra, đòi hỏi công tác thông tin, truyền thông đối ngoại phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời cuộc, góp phần thúc đẩy và đảm bảo tốt hơn quyền con người tại Việt Nam. |
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam ở nước ngoài Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lao động Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc nhằm bảo vệ tốt nhất người lao động. |
Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm nói chung và tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật nói riêng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng mà còn cả nguồn thu nhập của những tổ chức, cá nhân sở hữu tác phẩm.
Có một thực tế là hoạt động sao chép, đánh cắp bản quyền tác giả đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tinh vi hơn. Theo thống kê của Trung tâm đo kiểm PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT), chỉ trong 2 tháng cuối năm 2020 đã phát sinh mới 66 trang web vi phạm bản quyền trên lãnh thổ Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ Hội Truyền thông số Việt Nam, ngày 24/7/2020, Chủ tịch VDCA đã ban hành Quyết định số 15 về việc thành lập Trung tâm bản quyền số, là trung tâm khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc VDCA.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng (ngoài cùng bên trái) tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo Trung tâm. Ảnh: Lan Phương |
Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ về bản quyền nội dung số, truyền thông số và công nghệ số. Trung tâm đã được Bộ KH&CN cấp giấy phép hoạt động KH&CN số A2269 ngày 18/8/2020. Trung tâm bản quyền số có giám đốc, các phó giám đốc và kế toán trưởng. Giám đốc là ông Hoàng Đình Trung.
Giới thiệu về Trung tâm Bản quyền số, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng cho biết Trung tâm có 2 nhiệm vụ chính: Thứ nhất là Bảo vệ bản quyền số trong lĩnh vực báo chí xuất bản, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các lĩnh vực công nghệ số; Thứ hai là khai thác bản quyền số nhằm mục đích phổ biến các tác phẩm số nhiều hơn tới các đối tượng, nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung.
Để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả, Trung tâm Bản quyền số có các giải pháp công nghệ giúp cho các đối tác có sản phẩm cần bảo vệ có thể theo dõi tình trạng của sản phẩm theo thời gian thực, xem tác phẩm của mình có bị vi phạm không và bị vi phạm bao nhiêu phần trăm. Công cụ này sẽ đưa ra các cảnh báo, từ đó giúp đối tác tiến hành ngăn chặn việc vi phạm. Ngoài ra, Trung tâm cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng giám sát và bảo vệ bản quyền.
Trung tâm Bản quyền số hiện sở hữu nhiều giải pháp công nghệ giúp theo dõi thực trạng bảo vệ bản quyền theo thời gian thực. Trong trường hợp bản quyền của người đăng ký bị xâm phạm, Trung tâm sẽ có phản ứng nhằm hỗ trợ việc thực thi công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bản quyền.
Để làm được điều đó, đội ngũ phát triển công nghệ của Trung tâm Bản quyền số đã sử dụng Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung video cho báo chí (Video Digital Right Management - DCC VDRM) và Hệ thống lắng nghe, dò quét, phát hiện, cảnh báo vi phạm bản quyền báo chí, âm nhạc, ấn bản điện tử (DCC Watcher).
Trong đó, Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung video cho báo chí là sự kết hợp của các công nghệ mã hóa và xác thực hợp lệ giúp chống download và reup nội dung video.
Với DCC Watcher, hệ thống này được phát triển từ bộ lõi các công nghệ gồm kỹ thuật thu thập, lắng nghe, dò quét thông tin trên báo điện tử, mạng xã hội, kỹ thuật lưu trữ, phân tích mô hình hóa, đối chiếu dữ liệu, công nghệ AI, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và khả năng tích hợp đấu nối các cơ sở dữ liệu tác quyền của những đơn vị đối tác.
Hiện tại, Trung tâm Bản quyền số có thể giúp theo dõi, giám sát bản quyền trên 2 nền tảng mạng xã hội là Facebook, YouTube, xa hơn nữa sẽ là các mạng xã hội khác trong tương lai.
Theo đại diện Trung tâm Bản quyền số, phạm vi lắng nghe, dò quét của đơn vị này là khoảng 600 đầu báo, forum, blog, 90 triệu profile Facebook, 2 triệu trang fanpage và 3 triệu group trên mạng xã hội.
Vui mừng trước sự ra đời của Trung Tâm Bản quyền số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: Năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia được xác định với 3 trụ cột chính là chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, trong đó nền kinh tế số được biết đến là nền kinh tế không trọng lượng. Trong nền kinh tế số đó, giá trị của một tổ chức, doanh nghiệp (DN) không được xác định bằng tài sản hữu hình nữa mà thay vào đó dựa vào tài sản vô hình, chính là dữ liệu số và nội dung số mà DN đó sở hữu như Grab thì không sở hữu bất cứ chiếc xe vật lý nào. Youtube thì không sở hữu bất cứ một video vật lý nào.
Luật quốc tế trên không gian mạng: Nền tảng đảm bảo quyền con người và lợi ích quốc gia Nhằm triển khai cam kết hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, ngày 27/8/2020, Cục Đối ngoại, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam và Phái đoàn Liên minh EU đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến về Luật quốc tế trên không gian mạng tại Hà Nội. |
Nhiều đối tượng mua bán sổ bảo hiểm của người lao động với giá rẻ để trục lợi Nhiều đối tượng lập trang Facebook mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội để thu gom, mua bán sổ bảo hiểm xã hội của người lao động với giá chỉ từ 40% đến 50% giá trị thực tế mà người lao động được hưởng. |