CARE Quốc tế tại Việt Nam, Mastercard hỗ trợ hơn 800 lao động nữ khắc phục hậu quả COVID-19

2025-01-17 19:21:28
CARE hỗ trợ 11,6 tỷ đồng giúp phụ nữ dân tộc thiểu số Sơn La thoát nghèo
Tổ chức CARE khởi động dự án mới nhằm giảm bạo lực giới trong cộng đồng dân tộc thiểu số
Tổng cộng có hơn 800 nhân viên giúp việc gia đình ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được hỗ trợ.

Buổi lễ trao tặng tượng trưng diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện người nhận hỗ trợ, công ty JupViec.vn và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ hợp tác giữa Mastercard và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam nhằm hỗ trợ lao động nữ trong nước.

Ông Trần Mạnh Hùng - Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp CARE Quốc tế tại Việt Nam và Giám đốc JupViec.vn - ông Phan Hồng Minh.

“Phụ nữ làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, đồng thời họ cũng là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Trong giai đoạn đầy bất an hiện nay, khó khăn kinh tế sau đại dịch có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ hơn cả những gì dịch bệnh tạo nên. Vì vậy, việc bảo vệ và hỗ trợ người dân trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tiếp sức cho phụ nữ làm việc trong khu vực phi chính thức và giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thông qua cách làm này, chúng tôi mong rằng người nhận hỗ trợ có thể chủ động quyết định việc chi tiêu, sử dụng nó tùy theo hoàn cảnh và ưu tiên khác nhau của mỗi cá nhân, gia đình”, bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết.

Tùy hoàn cảnh, mỗi người sẽ nhận được 1,5 triệu hoặc 3 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng của mình.

“Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lao động nữ làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức đã phải đối mặt với việc cắt giảm giờ làm và thậm chí là thất nghiệp. Điều này dẫn đến nhiều áp lực kinh tế nặng nề đối với nhóm đối tượng này khi họ vẫn phải chi trả chi phí sinh hoạt, hóa đơn điện nước,… trong khi bị giảm thiểu hoặc gần như mất toàn bộ thu nhập. JupViec.vn có ghi nhận một sự sụt giảm rõ rệt về số lượng đơn hàng trên nền tảng của chúng tôi so với cùng kỳ năm ngoái, đồng nghĩa với người giúp việc cũng bị giảm thu nhập đáng kể. Thay mặt cho hơn 800 nhân viên giúp việc, chúng tôi cảm ơn Mastercard và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã cung cấp gói hỗ trợ nhân đạo vừa kịp thời, vừa minh bạch và đầy ý nghĩa này”, ông Phan Hồng Minh, Giám đốc JupViec.vn chia sẻ.

Khảo sát nhanh của CARE tại Việt Nam và JupViec.vn cho thấy đa số phụ nữ nhận hỗ trợ sẽ dùng khoản tiền này để chi trả chí phí sinh hoạt hàng ngày, trả tiền nợ thuê nhà, thuốc thang, trả nợ, đóng tiền học cho con và trang trải cuộc sống nói chung. Với những nhân viên giúp việc theo giờ đang làm nhiều việc khác như bán hàng hay bán đồ ăn trực tuyến, may gia công tại nhà, làm móng, thu mua phế liệu…. khoản tiền này còn được dùng để có thêm vốn kinh doanh, buôn bán nhỏ. Với những người làm giúp việc gia đình toàn thời gian thông qua JupViec.vn, họ dự định dùng tiền để mua dụng cụ lau dọn, xăng xe, nạp tiền điện thoại và dung lượng dữ liệu Internet để sử dụng ứng dụng (‘app’) phục vụ công việc.

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, chia sẻ: “Mastercard đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19 một cách thành công. Việt Nam đã trở thành một trong những đất nước đầu tiên trên thế giới mở cửa trở lại nền kinh tế, cũng như là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tiến tới giai đoạn hậu COVID-19. Để phục hồi kinh tế và thúc đẩy tài chính bao trùm, chúng ta cần quan tâm đến tất cả các thành phần của nền kinh tế và không bỏ lại ai ở phía sau. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy Mastercard tham gia vào mối quan hệ hợp tác này nhằm hỗ trợ tài chính cho phụ nữ làm việc trong khu vực phi chính thức - những người chưa được hưởng đầy đủ lợi ích an sinh xã hội hay sự ổn định về kinh tế. Mastercard mong rằng sự hỗ trợ này cũng như mối quan hệ đối tác với CARE sẽ giúp lao động nữ nâng cao chất lượng cuộc sống, vượt qua được khó khăn tài chính tạm thời hiện nay, góp phần giúp họ có thể quay lại làm việc suôn sẻ sau dịch.”

Hoạt động này thể hiện cam kết của Mastercard và CARE trong việc đóng góp vào nỗ lực chung của Việt Nam để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, hai bên cũng đang hợp tác trong các dự án khác nhằm khơi dậy tiềm lực của cộng đồng phụ nữ tại Việt Nam - những người đang giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo.

Trước đó, Mastercard cùng CARE hợp tác hỗ trợ 1.000 nữ doanh nhân là chủ các doanh nghiệp siêu nhỏ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam tái mở cửa nền kinh tế và đất nước. Thông qua hợp tác hai bên có thể thực hiện cam kết phát huy đầy đủ tiềm năng kinh tế của doanh nhân nữ tại Việt Nam, cũng như tạo ra một xã hội tài chính bao trùm trong kỷ nguyên số.

CARE: Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn nâng cao tiếng nói

TĐO - Ngày 24/5/2017, tại thành phố Bắc Kạn, tổ chức CARE Quốc tế; Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) ...

CARE International in Vietnam mở website kêu gọi chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

TĐO – Mới đây, tổ chức CARE International tại Việt Nam đã mở website mới có tên gọi NO MORE, giao diện và nội dung ...

ADRA – CARE – WVI chia sẻ kinh nghiệm sau dự án

Ngày 16/3, Hội thảo tổng kết của dự án Nâng cao năng lực cộng đồng trong lập kế hoạch và thực hiện quản lý rủi ...

Nguồn bài viết : Seaside Club

Top