Chung kết Hội thi Văn nghệ Việt - Trung năm 2024: sáng tạo, đậm bản sắc văn hóa hai dân tộc |
Bắc Kinh - Hà Nội kết nối phát huy giá trị di sản |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có chung biên giới, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tình hữu nghị do các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước giao lưu và tìm hiểu văn hóa, du lịch.
Trên nền tảng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã ký kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giai đoạn 2023 - 2027. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch với 6 địa phương của Trung Quốc gồm: Ma Cao, Giang Tô, Triết Giang, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Trùng Khánh.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày tranh ảnh du lịch văn hoá Quảng Tây. |
Năm 2023, Việt Nam đón trên 1,7 triệu lượt khách Trung Quốc, khôi phục 30% so với thời điểm 2019. 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón gần 1,25 triệu lượt khách Trung Quốc, khôi phục hơn 73% so với cùng kỳ 2019. Việt Nam cũng gửi nhiều đoàn khách du lịch tới Trung Quốc. Lượng trao đổi khách giữa hai bên thời gian qua đã có sự phục hồi đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hữu nghị và quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển du lịch của cả hai bên còn rất lớn và cần được đẩy mạnh khai thác.
Theo ông Hà Văn Siêu, hội thảo không chỉ là một dịp để quảng bá và xúc tiến du lịch Quảng Tây mà còn là cơ hội để chúng ta thúc đẩy trao đổi khách giữa hai nước, tăng cường sự giao lưu, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch bền vững.
Chúng ta cần quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân hai nước có thể dễ dàng trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp của nhau thông qua du lịch, tạo điều kiện để doanh nghiệp du lịch hai nước hợp tác trao đổi khách ngày càng thuận lợi. Bên cạnh đó, việc tăng cường thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc quảng bá du lịch sẽ giúp tăng cường sự hấp dẫn và tiếp thị hiệu quả cho các điểm đến du lịch của cả hai nước.
"Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, giao lưu du lịch văn hóa giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây nói riêng, cũng như Trung Quốc nói chung, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành du lịch trong tương lai. Chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước có thể trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp của nhau thông qua du lịch", ông Hà Văn Siêu chia sẻ.
Các đại biểu thưởng thức trà Quảng Tây. |
Phát biểu tại sự kiện, Công sứ Vương Quần cho biết, tăng cường trao đổi và hợp tác du lịch là cách quan trọng để thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Quảng Tây và Việt Nam núi sông liền một dải, có đặc điểm địa hình nổi bật, nội hàm văn hóa phong phú, tài nguyên du lịch đa dạng và điều kiện giao thông thuận tiện, là cánh cửa quan trọng của du lịch Trung Quốc, để chào đón thêm nhiều bạn bè Việt Nam đến thăm Quảng Tây và du lịch trải nghiệm tại các địa điểm khác.
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm. |
Ông Hoàng Diệu Lâm, Trưởng đoàn đại biểu văn hóa du lịch Quảng Tây, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Du lịch Quảng Tây cho rằng Trung Quốc và Việt Nam đều có văn hóa thưởng trà lâu đời, trà của hai nước có nét đặc sắc riêng, hương vị độc đáo, phong tục đa đắc màu. Trà Quảng Tây là một phần quan trọng của văn hóa trà Trung Quốc. Quảng Tây và Việt Nam là điểm đến du lịch quan trọng của nhau. Ngành văn hóa du lịch hai bên đã hợp tác chặt chẽ, tích cực thúc đẩy chính sách cùng có lợi, trao đổi nguồn khách, quảng bá lẫn nhau về sản phẩm du lịch, nhằm hiện thực hóa dòng khách du lịch “hai chiều”.
Vương Quần, Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, Trung Quốc là quê hương của trà. Người Trung Quốc lấy trà làm thuốc và thức ăn từ hơn bốn nghìn năm lịch sử. Trà là một bộ phận trong cuộc sống của người dân Trung Quốc. Người Trung Quốc thường nói, “mở cửa ra phải lo bảy việc: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà”. Trà không chỉ là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây, hơn nữa còn là một thói quen, một lối sống. |
Nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) |
Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc |