Theo đó, việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm buổi tiếp công dân phải chấp hành đúng quy định của pháp luật. Trước khi quay phim, ghi âm, chụp ảnh, hai bên thống nhất cách thức thực hiện, vị trí ghi âm, chụp ảnh, quay phim đảm bảo thuận lợi, bao quát cả người tiếp và công dân, tránh phản cảm hoặc ảnh hưởng xấu cho chất lượng buổi tiếp. Đặc biệt, không được để việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm làm lộ bí mật của người tố cáo, thông tin, tài liệu tố cáo của công dân khác.
Quy định cũng nêu, trong quá trình quay phim chụp ảnh, ghi âm, nếu công dân có hành vi phản cảm, mất trật tự như dí thiết bị ghi âm, ghi hình vào mặt cán bộ; phát Livestream hoặc các hình thức phát âm thanh, hình ảnh trực tiếp khác ra ngoài... thì cán bộ được quyền dừng buổi làm việc để nhắc nhở.
Trước đó, Hà Nội ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố, trong đó quy định công dân "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân". Quy định trên đã gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận xã hội, trong đó có ý kiến cho rằng quy định không quay phim, chụp ảnh, ghi âm là chưa hợp lý.
Nguồn bài viết : Tin tức bóng đá châu âu