Ngày 22/11, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Củng cố giải pháp trọng tâm cho giai cấp công nhân Việt Nam
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - nhấn mạnh, Nghị quyết 20 “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tại hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã nêu rõ: "Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội".
Từ kết quả của hội thảo sẽ khơi gợi, hình thành một số giải pháp cơ bản, trọng tâm nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh trong bối cảnh hiện nay.
Trên cơ sở đó hình thành một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước về một số chủ trương, chính sách mang tính căn bản, có tính cách mạng, đột phá, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho lực lượng lao động, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thực sự hiện đại, lớn mạnh, để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ông Nguyễn Đình Khang nhận định: “Hội thảo là dịp để Tổng LĐLĐ Việt Nam, cùng với các cơ quan ở Trung ương, địa phương nhận định, soi chiếu, dưới cả lăng kính lý luận lẫn thực tiễn sinh động, những khía cạnh về địa vị chính trị, địa vị pháp lý, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vấn đề tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong bối cảnh hiện nay”.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại hội thảo (Ảnh: T.L). |
Tại hội thảo, các tham luận tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh. Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân đến 2030 và tầm nhìn 2045 mà văn kiện Đại hội Đảng XIII đặt ra; đồng thời cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.
Đây là kết quả sau gần 40 năm đổi mới, trong đó có hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 20 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo (Ảnh: T.L). |
Thực tế cho thấy, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, bước đầu hình thành đội ngũ công nhân trí thức, có tay nghề, kỹ năng cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đánh giá, giai cấp công nhân Việt Nam đã phát huy vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nòng cốt trong liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
GS-TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu đề dẫn tại hội thảo (Ảnh: T.L). |
Theo đó, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới chính là đạt được hai mục tiêu chiến lược 100 năm: Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Nguồn bài viết : BẮN CÁ