Thủ tướng Việt Nam và Belarus cùng uống cà phê, thăm Cột cờ Hà Nội |
Quảng bá cà phê và cá phi lê Việt Nam tại Algeria |
Chị Hồ Thị Thùy, ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai cho biết, cách đây 2 năm, cà phê trên vườn già cỗi, kém hiệu quả nên gia đình đã tham gia vào hoạt động tập huấn TOT về kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững và thúc đẩy an toàn lao động trong chuỗi sản xuất cà phê do tổ chức GCP thực hiện.
Sau tập huấn, kỹ thuật sản xuất cà phê của chị cải thiện tốt hơn hẳn so với trước đây, từ việc tỉa cành, tạo tán đến quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê và các phụ phẩm nông nghiệp, kỹ thuật bón phân, kỹ thuật thu hái và bảo quản cà phê chất lượng… Nhờ đó, vườn tái canh của gia đình chị có sự phát triển mạnh mẽ.
“Nhiều người thấy vườn cà phê của gia đình phát triển tốt nên muốn đến tham khảo và học hỏi kinh nghiệm. Những lúc như vậy tôi lại đưa các kiến thức đã được tập huấn ra để hướng dẫn bà con, thậm chí đến tận vườn để cùng họ thực hành. Hoạt động tập huấn của GCP đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi và mong rằng GCP sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động tập huấn để giúp đỡ nhiều nông dân khác”, chị Thùy nói.
Hoạt động tập huấn của GCP giúp cải thiện đời sống người nông dân. |
Theo chị Đoàn Thị Nhung, cán bộ chương trình của GCP, thời gian qua, GCP đã phối hợp cùng tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất cà phê bền vững lồng ghép vấn đề vệ sinh an toàn lao động. Từ đó tổ chức các khóa tập huấn cho hơn 37.000 người ở vùng trồng cà phê chủ yếu của Việt Nam như Tây Nguyên và một số tỉnh vùng Tây Bắc.
“GCP cũng quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới khi luôn khuyến khích tối thiểu 50% số người tham gia tập huấn là nữ giới. Khi có kiến thức, trước hết họ sẽ tự thực hành được, sau đó họ có quyền quyết định và có tiếng nói hơn trong gia đình như việc chọn giống, cách chăm sóc, lựa chọn đầu ra…”, chị Nhung nói thêm.
Ông Phạm Quang Trung, Trưởng đại diện Global Coffee Platform tại Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, GCP sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho ngành cà phê Việt Nam, triển khai các hoạt động tập huấn kỹ thuật và an toàn vệ sinh lao động. GCP đặt mục tiêu đến năm 2030 nâng cao tối thiểu 25% thu nhập cho 215.000 nông dân sản xuất cà phê tại Việt Nam.
GCP cũng tập trung vào các vấn đề như bảo vệ môi trường bởi nếu đa phần các ngành công nghiệp đều phát thải CO2 thì riêng ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lượng CO2 đó. Hướng đến mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam, GCP cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm 25% carbon phát thải trong sản xuất cà phê thông qua hướng dẫn bà con sử dụng phân bón hữu cơ, triển khai các mô hình canh tác bền vững, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo…
Theo ông Trung, rủi ro về sử dụng hoạt chất bị cấm cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Một nghiên cứu từng chỉ ra, dư lượng hoạt chất bị cấm trong cà phê vượt quá ngưỡng cho phép và có nguy cơ dẫn tới hơn 90% cà phê của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Năm 2024, GCP sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế nghiên cứu về rủi ro những chất có thể sẽ được chuyển sang mục giảm dần hoặc cấm trong tương lai gần theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu. GCP sẽ nghiên cứu, đưa ra các cảnh báo giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyết sách sớm đáp ứng các yêu cầu đó.
Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (Global Coffee Platform - GCP) là hiệp hội thành viên của hơn 140 tổ chức liên quan đến ngành cà phê trên toàn cầu như các công ty rang xay; thương mại; hợp tác xã; nông dân; viện nghiên cứu liên quan đến ngành cà phê... Tại Việt Nam, GCP hoạt động từ năm 2017 tập trung chủ yếu vào việc nâng cao giá trị hạt cà phê đồng thời cải thiện thu nhập cho người nông dân. Năm 2023, GCP là một trong 35 tổ chức được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tặng bằng khen vì đã có những đóng góp đặc biệt tích cực cho Việt Nam. |
Vinh danh 35 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam Ngày 26/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) – Cơ quan Thường trực của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Ủy ban) đã trao bằng khen cho 35 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, an sinh, xã hội của Việt Nam trong năm 2023. |
Bình Định sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Tính đến ngày 30/11/2023, toàn tỉnh Bình Định có 27 dự án, phi dự án do các tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ đang được triển khai thực hiện với tổng giá trị giải ngân đạt gần 1,65 triệu USD. |
Nguồn bài viết : Live22 Điện Tử