Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg thảo luận việc thúc đẩy quan hệ EAEC - ASEAN Ngày 15/6, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 26 ở thủ đô phương Bắc của nước Nga đã diễn ra phiên đối thoại kinh doanh giữa Cộng đồng Kinh tế Á - Âu (EAEC) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). |
Giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Một trong những bước tiến về công bằng xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng là thành tích giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược. |
Cán bộ, nhân viên Ðoàn 92 giúp đỡ gia đình chị Pu Riu Thị Ngách lợp lại ngôi nhà mới. |
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng A So, với phương châm gần dân, hiểu dân, nhân lên những mô hình hiệu quả, cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện Ðoàn 92 đã đem đến một luồng sinh khí mới, làm cho diện mạo bốn xã vùng biên giới A So, A Lưới ngày thêm khởi sắc, mang niềm vui cho người dân.
Niềm vui nơi biên cương
Cuối tháng 5 vừa qua, cơn lốc xoáy đã làm nhiều nhà ở của nhân dân xã Lâm Ðớt, huyện A Lưới bị tốc mái. Có những gia đình vì không có điều kiện nên phải dùng bạt cũ để che chắn. Nắm được tình hình, Ðoàn 92 kết hợp các lực lượng trên địa bàn ủng hộ mua toàn bộ ngói xi-măng và huy động lực lượng lợp lại toàn bộ ngôi nhà cho người dân, giúp các gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Chị Pu Riu Thị Ngách, thôn Ba Lạch, xã Lâm Ðớt xúc động nói: "Ngôi nhà hư hỏng hoàn toàn sau cơn lốc xoáy, gia đình tôi nghèo không có tiền để sửa chữa. May mắn có Ðoàn 92 hỗ trợ tiền, lợp lại nhà".
Tại gia đình bà Nguyễn Thị Mua, thôn A Roàng 1, xã A Roàng (huyện A Lưới), trong căn nhà nhỏ, chị em Ðội Trí thức trẻ tình nguyện của Ðoàn 92 đang cần mẫn hướng dẫn cháu Hồ Thị Thiên Nhiên học bài. Do hoàn cảnh gia đình, cháu ở với ông bà ngoại, Ðoàn 92 đã nhận đỡ đầu cháu Nhiên, tạo mọi điều kiện giúp cháu tiếp tục đến trường cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Trò chuyện với chúng tôi, bà Mua, bà ngoại cháu Nhiên xúc động nói: "Vợ chồng tôi già rồi, không biết bày vẽ cho cháu học tập.
Cháu đã mấy lần bỏ học, nhưng rất may đã có cán bộ, nhân viên, Ðội Trí thức trẻ tình nguyện của Ðoàn 92 động viên, giúp đỡ cháu trong học tập và hỗ trợ cháu tiền, sách vở, đồ dùng học tập. Cháu đã đến trường đầy đủ hơn, kết quả học tập tốt lên nhiều".
Ðến Bệnh xá của Ðoàn 92, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của người dân khi được cán bộ, nhân viên Quân y Ðoàn 92 khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí. Bà Hồ Thị Khar, thôn A Ka, xã A Roàng vui mừng nói: "Lâu rồi tôi bị đau lưng, mà không rõ lý do, nay được đội ngũ y, bác sĩ Ðoàn 92 khám và phát hiện bị viêm thần kinh hông to hai bên, viêm dạ dày và được cấp phát thuốc miễn phí để tôi điều trị bệnh".
Ðại tá Lưu Ðức Chinh, Chính ủy Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 cho biết, những năm qua, Ðoàn 92 thường xuyên phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ bỏ hủ tục, mê tín dị đoan, không tin theo các tà đạo.
Cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện của đơn vị bám dân, bám bản, hướng dẫn, giúp đỡ người dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, Ðoàn 92 phối hợp Huyện đoàn A Lưới tổ chức lớp dạy bơi miễn phí và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho hơn 70 học sinh...
Cán bộ, nhân viên Ðoàn 92 hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. |
Khởi sắc vùng biên A So
Khu kinh tế quốc phòng A So được xây dựng trên địa bàn bốn xã: Lâm Ðớt, A Roàng, Ðông Sơn và Hương Phong, huyện A Lưới. Ðây là các xã biên giới đặc biệt khó khăn, dân cư thưa thớt với hơn 89% số dân là đồng bào các dân tộc thiểu số Tà Ôi, Ka Tu, Pa Cô, Pa Hy, Vân Kiều, Mường...; có 32km đường biên giới giáp với nước bạn Lào, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/đi-ô-xin. Ðời sống kinh tế của đồng bào phần lớn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên và đốt rừng làm nương rẫy; điều kiện khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn...
Nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo đã được xây dựng và nhân rộng, đem lại hiệu quả thiết thực như: Mô hình chăn nuôi lợn, gà, vịt; mô hình chăn nuôi bò bản địa; mô hình thâm canh lúa nước; mô hình trồng gừng trong bao xi-măng, trồng sâm bố chính, cây hương nhu, cây sả, bí xanh...
"Ðoàn 92 cũng thường xuyên phối hợp ngành giáo dục, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể bốn xã vùng biên để tuyên truyền, vận động đồng bào cho con em đi học, tham gia có hiệu quả vào hoạt động phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, chống tái mù chữ; đưa y tế về thôn, bản, chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân; nâng bước chín em tới trường, hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh học tập… tăng cường niềm tin của đồng bào các dân tộc với Ðảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc", Ðại tá Lưu Ðức Chinh cho biết thêm.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm cho biết: Nhờ có Ðoàn 92, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng các vùng biên ngày được hoàn thiện như mạng lưới đường giao thông; hệ thống điện sinh hoạt, nước sạch, trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn. Ðồng thời, Ðoàn 92 đã hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hơn 800 hộ gia đình.
Bên cạnh đó, Ðoàn 92 phối hợp thực hiện các chương trình, dự án kinh tế, nhất là vận động, hướng dẫn nhân dân kỹ thuật trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp có giá trị cao; hỗ trợ làm các mô hình vườn, ao, chuồng, rừng...; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; nhiều mô hình phát huy hiệu quả như: trồng gừng trong bao, trồng keo, cây dược liệu, bò lai sinh sản, nuôi lợn; hình thành một số trang trại chăn nuôi bò, dê, lợn, gà bước đầu chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa. Ðơn vị cũng làm tốt công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch Covid-19 và được nhân dân tin tưởng, là điểm sáng về khám chữa bệnh, là địa chỉ tin cậy của đồng bào.
"Gần dân, hiểu dân, cùng lao động với nhân dân, những giọt mồ hôi của nghĩa tình quân dân nơi biên giới đã ngấm vào đất, để cho những cây trồng trên vùng "đất chết" A So phát triển, đơm hoa, kết trái, góp phần giúp đỡ nhân dân bốn xã trong vùng dự án A So, A Lưới từng bước thoát nghèo", ông Hồ Văn Ngưm nói.
Đắk Lắk: Hơn 4.022 tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Đây là số liệu tại buổi làm việc của Tổ công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội do ông Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Tổ trưởng với UBND tỉnh Đắk Lắk về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk" vào chiều 13/6. |
Liên hiệp hữu nghị Ninh Bình: Gắn hoạt động ĐNND với thúc đẩy hợp tác kinh tế, du lịch, văn hóa Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của được thống nhất Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Ninh Bình (Liên hiệp hữu nghị Ninh Bình) lần thứ II nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra ngày 14/6 tại Ninh Bình. |
Nguồn bài viết : Tin bóng đá mới nhất