Lào Cai: Sở Giao thông vận tải - Xây dựng hoạt động hiệu quả sau một năm hợp nhất

2025-01-17 19:23:09
ictnews Sau khi hợp nhất 2 Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng ở Lào Cai, 14 đầu mối phòng và tương đương của 2 Sở đã giảm xuống còn 11, nhân sự giảm 17 biên chế, tiết kiệm ngân sách nhà nước được 1.952.740.000 đồng/năm.

Đến thời điểm hiện nay, Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh sắp xếp, kiện toàn giảm 179 đơn vị, đầu mối (trong đó 36 đơn vị, đầu mối hành chính, 143 đơn vị, đầu mối đơn vị sự nghiệp. Đáng chú ý trên cơ sở đánh giá chức năng, nhiệm vụ tương đồng giữa Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng, năm ngoái Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã có thông báo chỉ đạo thực hiện thí điểm hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng.

Việc sắp xếp trên thực hiện theo Nghị quyết số 39-NQ/TW năm 2015 về Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2017 về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, và Nghị quyết số 19-NQ/TW Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo báo cáo mới đây trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, hiện trạng hệ thống các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh Lào Cai trước khi hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng gồm tổng số 19 cơ quan chuyên môn; trong đó 17 cơ quan được tổ chức thống nhất trên toàn quốc, 2 cơ quan tổ chức do đặc thù tại địa phương (Sở Ngoại vụ và Ban Dân tộc).

Tuy nhiên, trong quá trình tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ cho thấy Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng là 2 cơ quan chuyên môn có nhiều chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Trên thực tế việc hình thành và phát triển các không gian đô thị hiện đại không thể tách rời giữa quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch hạ tầng giao thông, nhất là khi Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các dự án theo các hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT, BT...).

Vì vậy, cần tổ chức một cơ quan quản lý thống nhất hai lĩnh vực này sẽ bảo đảm nâng cao tính hiệu quả, khắc phục những bất cập, chồng chéo, thiếu đồng bộ trong quản lý hạ tầng đô thị (xây dựng nhà, cấp, thoát nước đô thị thuộc ngành xây dựng) và hạ tầng giao thông (xây dựng đường thuộc ngành giao thông). Cơ quan chuyên môn sau hợp nhất sẽ có nhiệm vụ tham mưu quản lý về quy hoạch, kiến trúc gắn với quản lý về phát triển đô thị, nhà ở và kết cấu hạ tầng chung của tỉnh, đồng thời bảo đảm tinh gọn đầu mối tổ chức bộ máy.

Đề án hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng đã làm rõ các nội dung về hiện trạng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân sự, biên chế, phân tích và làm rõ sự cần thiết, các căn cứ pháp lý để thí điểm hợp nhất 2 cơ quan; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các phương án xử lý về nhân sự, tài sản, tài chính,...

Theo đó Sở Giao thông vận tải ‑ Xây dựng có 26 nhóm nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy gồm lãnh đạo sở, 10 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, 1 chi cục và 8 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở. Về hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước. Sở được đánh giá hiệu quả nhất là trong công tác phối hợp nhiệm vụ các cơ quan có sự đồng nhất về nhiệm vụ được thuận lợi rất nhiều...

Kết quả trong năm 2018, Sở Giao thông vận tải ‑ Xây dựng tỉnh Lào Cai đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, 100% nhiệm vụ của tỉnh giao trong chỉ đạo điều hành của tỉnh không bị quá hạn, 100% hồ sơ giải quyết qua thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa không có hồ sơ quá hạn trong khi số thủ tục hành chính của Sở thực hiện chiếm 56% tổng số thủ tục hành chính thực hiện của toàn tỉnh.

Về tổ chức bộ máy, sau khi hợp nhất, từ 14 đầu mối phòng và tương đương của 2 Sở đã giảm xuống còn 11 phòng và tương đương thuộc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng (giảm Văn phòng, Thanh tra, Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông). Về biên chế, nhân sự giảm sau khi hợp nhất là 17 biên chế (không tính số biên chế nghỉ hưu đúng tuổi và nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP).

Về hiệu quả về tài chính, việc hợp nhất 2 sở góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước được 1.952.740.000 đồng/năm. Sau khi đi vào hoạt động 1 năm, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng không gặp vướng mắc, bởi tổ chức bộ máy được tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được chuyển giao nguyên trạng, hoạt động thuận lợi, chức năng, nhiệm vụ không bị bỏ sót.

Tất nhiên, đây là mô hình thí điểm, do vậy về thể chế từ Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể. Hiện tại sau khi hợp nhất Sở đi vào hoạt động tốt, nhưng các Bộ chủ quản như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng chưa hợp nhất do vậy cấp trên của Sở vẫn do 2 Bộ quản lý. Mặt khác việc hợp nhất được thực hiện thí điểm theo Nghị quyết của Đảng, tuy nhiên các Luật, các thể chế, văn bản quy phạm pháp luật đồng thời chưa được ban hành kịp thời, chưa đồng nhất do vậy cũng khó khăn cho địa phương khi triển khai thực hiện.

b1-lao-cai-so-giao-thong-van-tai-xay-dung-hop-nhat.jpg

Sau khi hợp nhất 2 Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng ở Lào Cai, 14 đầu mối phòng và tương đương của 2 Sở đã giảm xuống còn 11, nhân sự giảm 17 biên chế, tiết kiệm ngân sách nhà nước được 1.952.740.000 đồng/năm (nguồn ảnh: laocai.gov.vn).

Trong Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có đặt ra các chỉ tiêu cụ thể.

Theo đó đến năm 2021, phấn đấu giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% (bằng 5.792) đơn vị sự nghiệp công lập và 10% (bằng 205.369) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015; có 10% (bằng 5.792) đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.

Đến năm 2025 phấn đấu tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% (bằng 5.213) đơn vị sự nghiệp công lập và 10% (bằng 184.832) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; có tối thiểu 20% (bằng 10.426) đơn vị tự chủ tài chính, 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần; tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.

Nguồn bài viết : Tài Xỉu

Top