“Kế hoạch 100 ngày đêm tập trung vào giảm đàn lợn thịt theo hướng giết mổ, tiêu thụ trong tỉnh. Không ngồi chờ bệnh tới đâu tiêu hủy tới đó. Trong 3 tháng, giảm tới mức thấp nhất đàn lợn thịt để giảm nhẹ việc bệnh có nguy cơ lây lan, phải tiêu hủy. Theo kế hoạch này, có 4 nội dung cần triển khai và chúng ta làm chủ động, chứ không bị động nữa”, ông Nguyễn Thành Huy thông tin.
Bên cạnh việc giảm tổng đàn lợn, ngành chức năng Cà Mau sẽ quản lý chặt việc tái đàn. Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ đàn lợn nái để tái đàn sau khi đủ điều kiện.
Việc này được UBND tỉnh Cà Mau giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án bảo vệ theo hướng trên cơ sở số liệu thống kê tổng đàn lợn trong tỉnh, xác định nhu cầu số lượng lợn nái phục vụ cho tái đàn; xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia bảo vệ đàn lợn nái trong thời gian có dịch bệnh.
Cùng với đó, giao đơn vị cũng phải nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở tham gia kế hoạch bảo vệ đàn lợn nái chờ tái đàn.
Song song đó, UBND tỉnh Cà Mau cũng giao các ngành chức năng phải nhanh chóng có kế hoạch bổ sung nguồn thực phẩm thay thế và có phương án tăng cường sản xuất, cung ứng các nguồn thực phẩm thay thế thịt lợn sau khi giảm tổng đàn. Khuyến khích nhân dân trong tỉnh tăng cường nuôi thủy sản, gia cầm (chú ý an toàn dịch bệnh), để thay thế thịt lợn.
Để kế hoạch phòng chống dịch tả lợn châu Phi của tỉnh có hiệu quả, UBND tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kêu gọi người dân, ngành chức năng có liên quan tích cực vào cuộc và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
“Để kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả cần nâng cao sự hiểu biết của tất cả những người có liên quan về đặc điểm, con đường lan truyền và sự nguy hại của dịch. Từ đó, thấy được trách nhiệm của mỗi người, cùng chung tay, góp sức trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử kêu gọi.
Theo thống kê đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có 8 xã của 6 huyện trên địa bàn có dịch tả lợn châu Phi, gồm: Phú Tân, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Năm Căn, Thới Bình. Qua đó, ngành chức năng đã tiến hành tiêu hủy tổng số 252 con lợn của 37 hộ nuôi nhiễm dịch.
Trong diễn biến liên quan, UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa thống nhất tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi bằng phương pháp thiêu đốt, trước khi chôn lấp. Tại những địa phương có đàn lợn nhiều, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thiết kế sẵn lò thiêu đốt nhằm chủ động khi có dịch bệnh xảy ra…
Nguồn bài viết : Thống kê XSMN