Chuyện chưa kể việc tìm vật chứng dưới lòng sông vụ đốt xác chủ nợ ở Hải Dương

2025-01-17 19:23:15

Các cán bộ thuộc Phòng Khám nghiệm hiện trường, Viện khoa học hình sự (C09) Bộ Công an bất ngờ trước khả năng xoá dấu vết tinh vi của Cao Tài Năng (TP Hải Dương). 

Ngày 18/11/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương tuyên án tử hình đối với Cao Tài Năng (SN 1981) về hành vi giết người, cướp tài sản và xâm phạm thi thể, hài cốt. 

Vào cuối năm 2020, Năng xuống tay sát hại ông Dương Công Cường (SN 1974, trú huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) rồi đốt xác, phi tang. Phải hơn nửa năm sau, cơ quan điều tra mới xác định được nghi phạm. Những lời khai, tài liệu về diễn biến vụ án khiến dư luận khiếp sợ trước hành vi, thủ đoạn tàn độc của kẻ sát nhân máu lạnh. 

Thủ đoạn xóa dấu vết cực hiếm gặp

Là một trong hai đơn vị được lãnh đạo Bộ Công an giao nhiệm vụ phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương làm sáng tỏ vụ án, Phòng Khám nghiệm hiện trường (Phòng 8, C09) tham gia với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.  

Trung tá Lê Viết Việt, Trưởng phòng 8 chia sẻ với VietNamNet, quá trình thực hiện nhiệm vụ, có thời điểm tổ công tác của Phòng phải ngồi lại họp bàn cặn kẽ vì cách hung thủ xóa dấu vết cực kì tinh vi và hiếm gặp. 

{keywords}
Cao Tài Năng và vợ trong một chuyến du lịch sau khi gây án. Ảnh: FB

"Thông qua cách đối tượng xóa dấu vết trên xe ô tô của nạn nhân, cách tẩy các vết máu tại hiện trường gây án cho thấy Cao Tài Năng có kiến thức rất cao về lĩnh vực tự nhiên. Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tại nhiều vụ án trong nhiều năm nhưng trường hợp của Năng là rất hiếm. Nếu dùng các biện pháp nghiệp vụ thông thường thì chắc chắn không thể đưa ra được kết luận chính xác", Trung tá Việt nói. 

Theo ông Việt, ngay sau khi chiếc xe của nạn nhân Dương Công Cường được phát hiện tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vào tháng 6/2021, Công an tỉnh Hải Dương nhanh chóng chuyển xe về địa phương. Ngay sau đó, Công an Hải Dương mời C09 xuống khám nghiệm với đầu mối chính là Phòng 8. 

Với trang thiết bị máy móc và kinh nghiệm của mình, Phòng 8 bước đầu đánh giá xe ô tô của nạn nhân đã bị tác động và có hiện tượng lau chùi, tẩy xóa dấu vết.

Sau một buổi sáng khám nghiệm chiếc xe, tổ công tác họp lại với nhận định "hung thủ dùng phương thức thủ đoạn xoá dấu vết rất tinh vi". Từ cách thức xóa dấu vết của đối tượng, tổ công tác xác định đây là người có kiến thức cao về lĩnh vực tự nhiên. Khó khăn công tác khám nghiệm tăng lên khi chiếc xe được vứt ngoài trời trong một thời gian dài. 

{keywords}
Căn nhà ở phố Nguyễn Thượng Mẫn - nơi Năng xuống tay sát hại anh Cường. Ảnh: Đoàn Bổng

Dù vậy, các giám định viện Phòng 8 với kiến thức, kinh nghiệm về khoa học hình sự đã dùng các biện pháp để xác định được phương thức, thủ đoạn của đối tượng. Việc xác định về trình độ kiến thức của đối tượng trong việc xóa dấu vết là thông tin quan trọng để Cơ quan điều tra khoanh vùng, thu hẹp các đối tượng nghi vấn để tập trung đấu tranh. 

Tát cạn một khoảng sông tìm vật chứng 

Sau khi hoàn tất việc khám nghiệm chiếc xe của nạn nhân, Phòng 8, C09 tiếp tục tham gia khám nghiệm hiện trường tại các vị trí đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể, có ba địa điểm gồm căn nhà trên phố Nguyễn Thượng Mẫn - nơi gây án; hố đất ven bờ sông - nơi chôn xác nạn nhân và khu vực sông Thái Bình - nơi đối tượng đốt xác, phi tang. 

Trưởng phòng 8 Lê Viết Việt cho biết, tại căn nhà ở đường Nguyễn Thượng Mẫn, cơ quan chức năng phát hiện tường nhà bị sơn loang lổ bằng nhiều loại sơn khác nhau và sơn nhiều lớp. Khi khám nghiệm bằng những phương tiện, hóa chất, lực lượng khám nghiệm xác định đối tượng là người biết sử dụng hóa chất để che dấu dấu vết cũng như hành vi của mình. Tại đây, cơ quan chức năng cũng phát hiện các chứng cứ vật chất để xác định hành vi của đối tượng. 

{keywords}
Cán bộ của Phòng 8 dùng dụng cụ sàng lọc các vật chứng. Ảnh: Việt Lê

"Việc khám nghiệm tại căn nhà nơi xảy ra vụ án được làm đi làm lại rất nhiều lần và làm rất kĩ. Nguyên nhân là bởi vụ án xảy ra hơn 7 tháng nên việc khôi phục dấu vết gặp không ít khó khăn", ông Việt nói.  

Cùng thời điểm, các giám định viên phòng 8 khai quật hố chôn xác nạn nhân theo lời khai của Cao Tài Năng. Vị trí chôn xác nằm ven bờ sông Thái Bình. Các giám định viên thực hiện khám nghiệm theo phương thức khảo cổ, làm tỉ mỉ và sàng lọc từng vật chứng nhỏ nhất.

Tại bờ sông, một tổ công tác được giao nhiệm vụ vây chặn một khoảng sông dài khoảng 50m, rộng khoảng 20m để tìm các vật chứng khi Năng khai về hành vi đốt xác, phi tang xuống sông Thái Bình. 

Đại úy Phạm Văn Khang, phòng Giám định pháp y, Viện khoa học hình sự Bộ Công an là người trực tiếp làm nhiệm vụ tại khu vực sông Thái Bình. 

Theo Đại úy Khang, lĩnh vực pháp y giúp xác định và định hướng cho CQĐT những gì họ cần nhất để làm sáng tỏ vụ án.

"Chúng tôi phải chặn một khoảng sông rồi tát cạn để tìm vật chứng. Quá trình đào các lớp cát và dùng dụng cụ sàng lọc chúng tôi phát hiện các cấu trúc xương người bị than hóa. Các cấu trúc này được phát hiện giúp Cơ quan điều tra khẳng định được nạn nhân đã tử vong", Đại úy Khang kể. 

{keywords}
Khu vực bờ sông nơi Năng chôn xác nạn nhân. Ảnh: Đoàn Bổng

Ngay sau khi tìm được các vật chứng quan trọng, lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu tóc của người thân trong gia đình để thực hiện giám định ADN. Kết quả trùng khớp đã xác định, các cấu trúc xương tìm được ở lòng sông Thái Bình có quan hệ huyết thống với bố mẹ của nạn nhân. 

"Bản thân lời khai của Cao Tài Năng đã thừa nhận hành vi giết người của mình, tuy nhiên việc của Cơ quan điều tra muốn khép tội Năng giết người thì phải chứng minh được nạn nhân đã tử vong", Trưởng phòng 8 Lê Viết Việt nhấn mạnh về vai trò của lực lượng khoa học hình sự. 

Sau khi hoàn tất quá trình khám nghiệm và đưa ra các kết luận giám định mang tính khoa học, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương đi đến kết luận và đề nghị truy tố Cao Tài Năng về hành vi giết người. 

Theo lãnh đạo Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, năm 2021, Viện tham gia khám nghiệm hiện trường 134 vụ. Thông qua đó thu thập dấu vết, vật chứng phục vụ công tác giám định, đánh giá tính chất, nguyên nhân, phương thức, thủ đoạn của vụ việc giúp CQĐT định hướng các hoạt động tiếp theo. 

Về công tác giám định, Viện tiếp nhận hơn 12 nghìn yêu cầu trưng cầu giám định. Các kết luận giám định là chứng cứ khoa học, khách quan góp phần quan trọng giúp CQĐT giải quyết kịp thời các vụ việc. Bên cạnh đó, C09 Bộ Công an thực hiện 50 yêu cầu đấu tranh với các loại tội phạm. VIệc triển khai các giải pháp kĩ thuật trong phòng chống tội phạm cướp, trộm cắp tại ngân hàng do C09 hướng dẫn toàn quốc phát huy tác dụng, đạt nhiều kết quả. 

Theo diễn biến vụ án, Năng nợ ông Cường khoảng 3 tỷ đồng. Khoảng 9h ngày 28/11/2020, ông Cường tìm đến số nhà 126 Nguyễn Thượng Mẫn để đòi Năng tiền.

Tại đây, Năng từ phía sau dùng gậy gỗ đánh liên tiếp nhiều nhát vào đầu ông Cường khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Năng lấy điện thoại, ô tô, đồng hồ và một số tài sản khác rồi đem thi thể nạn nhân đi chôn ở bờ sông gần nhà. Ngày 1/7/2021, Năng bị bắt và khai nhận hành vi phạm tội.

Năng xóa dấu vết ở phố Nguyễn Thượng Mẫn và chiếc xe chở xác nạn nhân. Chiếc xe CX5 của nạn nhân được đưa lên Hà Nội, bị phá hủy camera, dùng cồn xóa dấu vết.

Đầu năm 2021, Năng cùng vợ mua xăng rồi chất củi đốt thi thể nạn nhân. Chờ lửa tắt, vợ chồng này dùng xẻng xúc tro, xương của nạn nhân vào túi nilon mang vứt nhiều nơi để phi tang.

Trong vụ án này, Vũ Thị Mừng biết chồng phạm tội nhưng không tố giác mà còn giúp thủ phạm xóa dấu vết. 

Đoàn Bổng 

Tiết lộ về mối quan hệ giữa vợ Cao Tài Năng và gia đình chủ nợ bị sát hại ở Hải Dương

Tiết lộ về mối quan hệ giữa vợ Cao Tài Năng và gia đình chủ nợ bị sát hại ở Hải Dương

Từ ngày anh D.C.C. (SN 1974, trú huyện Gia Lộc, Hải Dương) bị sát hại, vợ chồng nghi phạm Cao Tài Năng không một lần xuất hiện tại nhà anh C. 

Nguồn bài viết : Trực tiếp xổ số Keno Vietlott

Top