Trẻ em đang bị đe dọa bởi những nguy cơ đến từ đời thực cho tới môi trường mạng. Như gần đây là vấn nạn Momo Chalenge xuất hiện trên mạng xã hội khiến phụ huynh lo ngại |
Theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về trẻ em vừa được tổ chức tại Hà Nội, Bộ LĐTB&XH cho hay năm 2018, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 đã tư vấn 27.407 trường hợp, hỗ trợ can thiệp 806 trường hợp.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tiếp nhận đơn thư công dân và tham gia tư vấn, xử lý, kiến nghị cơ quan chức năng 41 vụ, trong đó gần 50% số vụ xâm hại trẻ em, hơn 30% vụ tranh chấp về nuôi con, giải quyết các vấn đề về bảo vệ trẻ em.
Tuy nhiên theo đánh giá, tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em vẫn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục, nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Năm 2018 phát hiện 1.356 vụ với 1.479 đối tượng xâm hại 1.358 trẻ em, trong đó 1.087 vụ xâm hại tình dục chiếm 80% tổng số vụ xâm hại.
Tại cuộc họp, các chuyên gia đánh giá công tác bảo vệ trẻ em thiếu phối hợp đồng bộ trong phòng ngừa, hỗ trợ mà chỉ tập trung can thiệp, xử lý khi xảy ra những vụ việc bức xúc.
Đại diện ngành toà án, kiểm sát cho biết thêm ngay cả khi xử lý những vụ việc xâm hại trẻ em thì công tác tuyên truyền, răn đe, tổng kết để sửa đổi những quy định bất cập chưa được quan tâm đúng mức.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các ngành LĐTBXH, y tế, phụ nữ, Đoàn Thanh niên lập nhóm hạt nhân để hình thành mạng lưới những người tham gia bảo vệ trẻ em ở xã, phường.
“Với ít nhất 4 người/nhóm chúng ta sẽ có hơn 40.000 người được tập huấn, cập nhật số liệu, phản ánh các vụ việc lên hệ thống cơ sở dữ liệu. Đồng thời kêu gọi các tổ chức xã hội, mạng xã hội tham gia để hình thành mạng lưới vừa vận động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vừa hướng dẫn kỹ năng xử lý khi có vụ việc xảy ra thì làm thế nào, phải ánh ra sao”, Phó Thủ tướng chỉ đạo và yêu cầu tổ chức một số hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm, chia sẻ kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thảo luận những vấn đề mới như mô hình điều tra thân thiện, toà án trẻ em…
Cùng đó Tổng đài 111 chỉ còn tiếp nhận một số vụ việc nghiêm trọng, điển hình, phức tạp còn đa phần những vụ việc khác được phát hiện, thông tin ngay từ đầu qua các đầu mối ở địa phương.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo trong thời gian tới, Ủy ban Quốc gia về trẻ em và các bộ ngành thành viên cần chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ bạo hành ở nhóm trẻ mẫu giáo, tiểu học; tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục ở bậc THCS, THPT; ngành công an lưu ý tình trạng sử dụng chất hướng thần gây nghiện trong một bộ phận học sinh.
Nguồn bài viết : Thống kê 2 số cuối giải đặc biệt theo năm