Việt Nam đề xuất giải pháp về bình đẳng giới tại Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Manama, Bahrain, sáng 13/3 (giờ địa phương), Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã có bài phát biểu về chủ đề Bình đẳng giới trong các nghị viện tại phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP). |
Thúc đẩy bình đẳng giới nơi làm việc là vấn đề cấp bách ở Việt Nam Bà Angela Yang - Lãnh đạo bộ phận Hòa nhập và Đa dạng (Inclusion & Diversity) của PwC Việt Nam cho biết: mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định, thúc đẩy bình đẳng giới nơi làm việc vẫn còn là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam. |
Báo cáo tại cuộc làm việc, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Lê Khánh Lương cho biết, năm vừa qua, công tác bình đẳng giới tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội ngày càng đẩy mạnh việc thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đăng giới trong đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và trong các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội thông qua.
Chính phủ đã tích cực, chù động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình về bình đẳng giới. Các bộ, ngành, địa phương đều xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược.
Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 tăng 4 bậc so với năm 2021 (Ảnh minh họa: Australian Aid). |
Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới được xây dựng, sửa đổi, góp phần đảm bảo và thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Đặc biệt, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được thông qua đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình và hỗ trợ cho nạn nhân, đảm bảo quyền con người và thúc đẩy bình đẳng giới.
Công tác truyền thông về bình đẳng giới được tăng cường với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về thực hiện bình đẳng giới.
Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố vào tháng 7/2022, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 là 83/146 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2021 (năm 2021 Việt Nam xếp thứ 87/144 quốc gia), trong đó các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiến bộ rõ rệt. Kinh phí cho công tác bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm, bố trí và lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, từng bước đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai các nhiệm vụ của lĩnh vực bình đẳng giới.
Thường trực Ủy ban Xã hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2022. |
Thảo luận tại cuộc làm việc, các đại biểu đã chỉ ra những khó khăn đặc thù trong công tác bình đẳng giới như cán bộ kiêm nhiệm nhiều, thay đổi thường xuyên, thiếu người chuyên trách…hay nguồn ngân sách dành cho bình đẳng giới đang được lồng ghép chủ yếu vào trong các chương trình mục tiêu quốc gia, không có ngân sách riêng. Do đó, cần chỉ rõ nguyên nhân của vướng mắc này để đưa ra giải pháp phù hợp.
Một số đại biểu đề nghị các Bộ, ngành cần có phương án cụ thể về tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) vừa được ban hành; đảm bảo kế hoạch triển khai rõ ràng, tránh chung chung; sớm ban hành Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm ở cấp quốc gia và địa phương.
Có đại biểu cũng chỉ rõ, trong công tác tuyên truyền, truyền thông bình đẳng giới, bên cạnh những hình thức truyền thông cơ bản, truyền thống, cần chú trọng đến mảng phương tiện truyền thông trên mạng xã hội, các cuộc thi. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, giám sát ở các địa phương cụ thể về việc thực hiện công tác này.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chỉ ra rằng, bên cạnh số liệu thống kê từ điều tra quốc gia, cần bổ sung số liệu thống kê hàng năm của các ngành, đồng thời Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chịu trách nhiệm thống kê.
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cũng nhấn mạnh cần đảm bảo chất lượng của các chỉ tiêu, hiệu quả thực chất đã được như mong muốn hay chưa, rà soát lại các mục tiêu bình đẳng giới, đảm bảo thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để nữ giới và nam giới tham gia thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự nghiệp bền vững của đất nước.
5 khuyến nghị nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong chuyển đổi số tại Việt Nam Lồng ghép các quan điểm về giới trong các chính sách số quốc gia; Tăng cường và thúc đẩy giáo dục có chất lượng; Dự báo nhu cầu công việc và kỹ năng trong tương lai; Đẩy mạnh thu thập dữ liệu; Đưa nội dung phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến là 5 khuyến nghị về bình đẳng giới trong chuyển đổi số được đưa ra bởi bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam. |
Tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội đồng hành cùng Việt Nam bảo vệ bình đẳng giới Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố vào tháng 7/2022, Việt Nam xếp hạng 83/146 quốc gia về bình đẳng giới, trong đó các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiến bộ rõ rệt. Để đạt được bước tiến đó, không thể không kể đến sự đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội. |