Thống kê tập trung

Việt Nam tích cực chăm lo, bảo đảm quyền của người khuyết tật trong dịch COVID-19

2024-12-21 12:56:28
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Ngày 10/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (LHQ) (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn lần thứ hai về dự thảo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Việt Nam.
Quyền giáo dục trong dịch COVID: Vượt khó khăn, đẩy nhanh chuyển đổi số
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vừa thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, Việt Nam vừa nỗ lực đảm bảo việc thụ hưởng một cách tốt nhất các quyền con người của người Việt Nam, nhất là quyền giáo dục. Vượt khó khăn, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình số hóa giáo dục, tăng khả năng tiếp cận với quyền được giáo dục của học sinh.

Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Cả nước hiện có hơn 6,2 triệu người khuyết tật nhưng chỉ có 31,7% trong số này nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ có việc làm đối với người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên là 36%, trong khi tỷ lệ này ở người không khuyết tật là 60%. 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vấn đề giải quyết việc làm phù hợp với người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn.

Để đảm bảo việc làm cho người khuyết tật, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp kết nối thông tin việc làm cho người khuyết tật.

Tại Hà Nội, việc đảm bảo việc làm cho người khuyết tật đã được quan tâm, thực hiện có kết quả. Theo ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật, Hội đã tích cực tổ chức dạy nghề cho hội viên thông qua sự phối hợp với trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp. Hội Người khuyết tật cấp quận, huyện và các tổ chức thành viên chủ động phối hợp với các doanh nghiệp địa phương, trung tâm dạy nghề đào tạo nghề và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hàng trăm người khuyết tật.

Hội cũng đã làm việc với một số doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Đặc biệt, tháng 9/2021, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội đã triển khai kênh Youtube về dịch vụ việc làm cho người khuyết tật - đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hợp tác công tư trong việc đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật tại Hà Nội, Việt Nam” do Hội Phục hồi chức năng quốc tế Rehabilitation International - RI tài trợ.

Hướng dẫn người lao động là người khuyết tật học nghề may tại Cơ sở dạy nghề - việc làm 3-12.

Hà Nội hiện có hơn 100.000 người khuyết tật, khoảng 30% trong số đó đang ở độ tuổi thanh niên có nhu cầu việc làm để ổn định cuộc sống. Thời gian qua Hội người khuyết tật Thành phố đã khuyến khích người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động chung. Trong đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Hội (Hợp tác xã Vụn Art, Cơ sở dạy nghề - việc làm 3-12, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng...) với các nhu cầu tuyển dụng lao động là cơ hội rất tốt để người khuyết tật tìm kiếm việc làm.

Hội cũng tích cực phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội truyền tải những nội dung thông tin tuyển dụng dành cho lao động là người khuyết tật theo nhiều kênh khác nhau như gửi công văn đến các hội quận, huyện, qua email… Qua đó, giúp người khuyết tật nắm được thông tin, tham gia trực tiếp vào các phiên giao dịch lồng ghép người khuyết tật, tiếp cận với các nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân...

Đảm bảo an toàn cho người khuyết tật trong đại dịch

Cùng với đảm bảo việc làm, vấn đề đảm bảo an toàn cho người khuyết tật trong đại dịch cũng đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Xác định rõ đa số các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng là những người có nhiều bệnh lý nền, sức đề kháng yếu, nguy cơ lây nhiễm cao nên công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 càng phải thực hiện quyết liệt hơn.

Từ đầu mùa dịch đến nay, các Ban, bộ, ngành, các trung tâm chăm sóc người khuyết tật trên cả nước đã chủ động tuyên truyền về cách phòng, chống dịch Covid-19 để các đối tượng biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân; đồng thời, thường xuyên vệ sinh môi trường, khử khuẩn khu vực phòng ăn, phòng ở, nơi sinh hoạt chung. Đội ngũ cán bộ, nhân viên và các đối tượng đang được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng luôn được kiểm tra thân nhiệt, theo dõi sức khỏe hàng ngày. Đáng kể, đơn vị điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện, nhất là bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng cho các đối tượng…

Tặng quà hỗ trợ người khuyết tật trong đại dịch COVID-19.

Mới đây nhất, theo Quyết định 33/2021/QĐ-TTg người khuyết tật trong thời gian điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế được hỗ trợ thêm một lần mức 1 triệu đồng/người.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch thực hiện Công ước của liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 39, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều Chương trình, kế hoạch để hiện thực hóa việc chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật.

Cần tăng cường dịch vụ có hòa nhập người khuyết tật
Mới đây, Hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo lần thứ nhất phân tích thực trạng thực hiện quyền người khuyết tật đã được đồng tổ chức bởi UNDP, UNFPA và UNICEF dưới sự hỗ trợ của Quỹ Ủy thác Đa tài trợ Dự án Hợp tác thúc đẩy Quyền Người khuyết tật giữa các tổ chức của Liên hợp quốc (UNPRPD MPTF).
Năng lượng tích cực : Tổ tuần tra giúp người đàn ông về nhà lo hậu sự cho người thân
Một câu chuyện cảm động ghi lại ở chốt kiểm soát cửa ngõ TP. Hồ Chí Minh đang được chia sẻ trên rất nhiều các diễn đàn.
Top