Vào mỗi dịp Rằm tháng 7 Âm lịch, không khí ngày lễ Vu lan Báo hiếu có thể được cảm nhận rõ ràng trên Facebook. Trong ngày này, người ta có thể chia sẻ lên mạng xã hội ảnh đi lễ chùa, ảnh chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên hay ảnh thăm hỏi ông bà cha mẹ...
Mặc dù vậy, chắc hẳn hiện nay vẫn còn không ít người biết tường tận về nguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu lan. Hãy cùng xem lại phần sưu tầm nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ văn hóa tốt đẹp ngàn đời này.
Vào mỗi dịp Rằm tháng 7 Âm lịch, không khí ngày lễ Vu lan Báo hiếu có thể được cảm nhận rõ ràng trên Facebook với nhiều hình ảnh đẹp và ý nghĩa. |
*Nguồn tham khảo: thuvienhoasen.org, wikipedia.org.
"Vu lan" là cách viết tắt của "Vu lan bồn", tiếng Phạn là "Ullambana". Ullam dịch là "treo ngược" (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược; chữ "bồn" tiếng Phạn là "bana" tạm dịch là "cứu giúp". Như vậy chúng ta có thể hiểu từ "Vu lan bồn" có nghĩa là giải cứu người bị tội thống khổ tột cùng.
Trong khi đó từ "báo hiếu" như mọi người vẫn biết, đó là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ.
Lễ Vu lan được xuất phát từ kinh "Vu lan bồn" của Phật giáo. Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, Ngài là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.
Theo kinh "Vu lan bồn" thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm.
Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng, chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu lan ra đời.
Kể từ những năm tháng đầu tiên khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu lan. Ngày nay, Lễ Vu lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp.
Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.
Trong Lễ Vu lan thường có nghi thức Bông hồng cài áo. Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, nghi thức Bông hồng cài áo xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu lan Báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm "Bông Hồng Cài Áo" vào năm 1962.
Trong Lễ Vu lan thường có nghi thức Bông hồng cài áo. Nguồn ảnh: vietnamnet.vn. |
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.
Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu lan đều cài một bông hoa màu đỏ lên áo, đó là biểu tượng của việc còn cha mẹ. Những người đã mất mẹ thì cài hoa màu trắng.
Nguồn bài viết : Trực tiếp đá gà