Trước những lo ngại về khả năng thu thập thông tin người dùng của Google và Apple từ smartphone của họ, một số lựa chọn có cái tên khá lạ lẫm như hệ điều hành /e/, Lineage hay Sailfish OS đều không khiến cho những người dùng thiếu kiến thức chuyên sâu về công nghệ cảm thấy yên tâm. Đâu là sự lựa chọn phù hợp, 100% không có phần mềm và phần cứng của Google hay Apple?
Câu trả lời là một chiếc Nokia 105 phiên bản 2015 với giá khoảng 19 USD hoặc điện thoại SIM kép Nokia 106 phiên bản 2018 với giá 20 USD.Mặc dù chỉ là điện thoại 2G, các thiết bị này có cả radio FM, gửi và nhận tin nhắn, nghe gọi và không sử dụng công nghệ Google hay Apple. Còn nếu bạn muốn làm những thứ theo kiểu smartphone như lướt web và gửi email, có hẳn một danh sách gồm GPD Pocket 2, GPD MicroPC, One Mix Yoga, One Mix 1S, One Mix 2S hay một thiết bị máy tính bỏ túi nào đó dùng Microsoft Windows 10. Một vấn đề lớn chính là nhu cầu sử dụng những thứ mang tính Google của người tiêu dùng. Hầu hết các cá nhân đều có tài khoản Gmail, và xem Youtube, sử dụng Google Maps và Chrome. Mọi nỗ lực tránh xa ông lớn Google đều đem lại kết quả thất bại, hoặc rất nhiều công sức phải bỏ ra.
Nokia 8110 (Nguồn: Internet) |
Thế hệ điện thoại candy-bar tiếp theo cũng sẽ sử dụng Google, như chiếc Nokia 8110 chạy hệ điều hành KaiOS, được Google đầu tư 22 triệu USD. Tại các thị trường Bắc Mỹ, Ấn Độ và châu Phi, có các phiên bản KaiOS mang tên Alcatel Go Flip 2, JioPhone và Orange Sanza. Hệ điều hành này tích hợp Whatsapp, trình duyệt Internet, Facebook, Youtube, Google Maps và Google Assistant, hiện đang đứng thứ hai tại thị trường Ấn Độ và hứa hẹn nhiều thành công tại châu Phi, khi nhiều mẫu điện thoại có mức giá dưới 20 USD. Nói cách khác, phần mềm có đủ năng lực đồng hành với iOS hay Android cũng không đủ sức thoát khỏi phần mềm của Google 100%. Bất kể không phải KaiOS, các hệ điều hành tương lai có thể sẽ tận dụng một phần nào đó của AOSP (Dự án mã nguồn mở Android).
Thế độc quyền song mã trong ngành di động không phải là viễn cảnh mong muốn của bất kỳ ai. Microsoft đã nỗ lực đặt chân vào thị trường với phiên bản Windows chạy trên smartphone nền tảng ARM hay thậm chí cung cấp hệ điều hành miễn phí cho thiết bị màn hình nhỏ. Những người sử dụng điện thoại Windows dường như khá thích thú với sản phẩm này và tại một số thị trường, doanh số còn vượt cả iPhone. Tuy nhiên, hạn chế về số lượng ứng dụng khiến Microsoft mất đi đà tăng trưởng và đành rút lui, bỏ lỡ hàng tỷ USD.
(Nguồn: Internet) |
Hai nhà sản xuất điện thoại hàng đầu Hàn Quốc, Samsung và LG, cũng mong muốn có một hệ điều hành độc lập nhưng khả năng thành công không lớn. Samsung đã thử nghiệm Tizen, trên cơ sở Linux, cho dòng Samsung Z tại Ấn Độ mà không thành công, và rồi Tizen đang được dùng cho Samsung Gear. WebOS được LG thử nghiệm trên smartphone Palm Pre vào năm 2019 còn hiện tại chỉ xuất hiện ở các dòng TV thông minh.
Nhìn chung, vấn đề của Linus khi áp dụng trên smartphone cũng tương tự như vấn đề trên PC. Bất chấp những nỗ lực của nhiều công ty hay cá nhân nhằm phát triển các phiên bản mới của hệ điều hành, hầu hết họ đều thiếu năng lực, sự quan tâm hay nguồn vốn để tạo ra nền tảng có hiệu quả gồm phần cứng, ứng dụng, dịch vụ, đóng gói, quảng cáo, marketing, phân phối và hỗ trợ cho một sản phẩm thực tế.
Cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể khi đánh thức cả thế giới bằng lệnh cấm vận Huawei - nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu công nghệ 5G - sử dụng công nghệ Mỹ. Huawei đã và đang phát triển hệ điều hành tương thích với ứng dụng Android của mình, mang tên Hongmen OS, nhằm thay thế công nghệ sẵn có. Thực tế, Trung Quốc có đủ năng lực để thay thế toàn bộ công nghệ Mỹ bằng các sản phẩm nội địa.
(Nguồn: Internet) |
Việc này có thể diễn ra trong hàng thập niên, nhưng trong tương lai, chắc chắn Google, Intel, Qualcomm và hàng loạt công ty Mỹ khác sẽ chịu ảnh hưởng. Hongmen có thể không thu hút được khách hàng tại thị trường châu Âu, nhưng châu Á sẽ là địa bàn chủ lực vốn đã có quan hệ giao thương với Trung Quốc nhiều hơn với Mỹ. Vụ kiện chống độc quyền của Google tại EU đem lại cơ hội phát triển cho nhiều nhà sản xuất cung cấp các trình duyệt và công cụ tìm kiếm thay thế. Ngoài ra, các nhà cung cấp điện thoại Android có thể bán các phiên bản khác nhau của hệ điều hành này tại thị trường EU, điều mà trước đó bị Google ngăn cấm.
Trong một nghiên cứu từ năm 2017 của Đại học California, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 70% các ứng dụng di động chia sẻ dữ liệu người dùng với bên thứ ba. Google đã từng loại bỏ ứng dụng Disconnect Mobile ra khỏi Play Store vào năm 2014 với cáo buộc theo dõi định vị người dùng hay quảng cáo chứa mã độc. Ngành công nghiệp ứng dụng, xét cho cùng, vẫn dựa trên sự giám sát thông tin. Kể cả khi đạo luật GDPR được EU áp dụng triệt để, lợi nhuận khổng lồ từ theo dõi smartphone vẫn không hề suy suyển.
Nguồn bài viết : Xổ số miền Bắc hôm quả