Phiên tòa đặc biệt trong lịch sử tố tụng Việt Nam

2025-01-18 15:21:32
Bị cáo Phan Sào Nam trả lời trước tòa. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Phiên tòa có nhiều điểm đặc biệt bởi tính chất nghiêm trọng, phức tạp, quy mô của vụ án, số lượng người tham gia phiên tòa, số bị cáo, cũng như số tiền phạm tội lên tới hàng ngàn tỷ đồng, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.   

Trong vụ án này, Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch Công ty CNC), Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch Công ty VTC Online) và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội, có sự trợ giúp của Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ - C50).

Được đánh giá là phiên tòa đặc biệt trong lịch sử tố tụng Việt Nam, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã đưa ra xét xử vụ án gồm 92 bị cáo trong 6 nhóm tội danh. Đối tượng phạm tội trong vụ án đa dạng thành phần, từ không nghề nghiệp đến viên chức nhà nước, có người từng là cán bộ cấp cao trong ngành Công an, như nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa.

Vụ án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều ngành, lĩnh vực, xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Bản cáo trạng dài 235 trang; còn bản án lên tới 400 trang.    

Đây cũng là vụ án đầu tiên xét xử các đối tượng đánh bạc trực tuyến sử dụng công nghệ cao, nhiều bị cáo là người có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Quy mô đánh bạc xảy ra trên không gian mạng, không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Tổng thu lời bất chính từ dịch vụ đánh bạc trái phép là hơn 9.000 tỷ đồng. Thực tế thu hồi tiền, tài sản do phạm tội mà có, lên đến mức kỷ lục, đã thu giữ hơn 1.300 tỷ đồng tiền mặt, kê biên hơn 240 tỷ đồng cùng nhiều tài sản, ô tô, sổ tiết kiệm. 

Để đưa đường dây đánh bạc này ra ánh sáng, riêng số lượng điều tra viên huy động tham gia là hơn 100 người chưa kể hậu cần, thời gian điều tra kéo dài 12 tháng. Tại phiên tòa, ngoài 92 bị cáo, Hội đồng xét xử còn triệu tập 73 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 14 người làm chứng và 3 điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Phú Thọ). 

Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, vụ án có số lượng bị cáo rất đông. Để đảm bảo công tác xét xử, ngay từ sau khi khởi tố vụ án, Tòa đã lựa chọn, bố trí các Thẩm phán đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để trực tiếp làm việc với cơ quan điều tra, nắm bắt từ giai đoạn đầu, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để hiểu các vấn đề, tội danh liên quan đến vụ án, qua đó giúp công tác tố tụng, xét xử được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo đúng quy định. 

Hội đồng xét xử và nữ Chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương đã điều hành phiên tòa một cách khoa học, quyết đoán và bản lĩnh; phiên tòa đã diễn ra công khai, dân chủ, đúng tinh thần cải cách tư pháp. "Trong vụ án có 2 bị cáo từng giữ chức vụ cao trong ngành Công an, tuy nhiên quá trình tố tụng, xét xử, tất cả các bị cáo đều bình đẳng trước pháp luật. Hội đồng xét xử độc lập, luận tội, tuyên phạt căn cứ theo các chứng cứ, hồ sơ, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt theo đúng các quy định của pháp luật. Qua đó đảm bảo hình phạt đối với các bị cáo tương xứng với hành vi và hậu quả xảy ra" - Phó Chánh án Vũ Anh Tuấn cho biết.

Các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác xét xử được chuẩn bị chu đáo, như xây dựng phòng xét xử ngoài trời đảm bảo cho số lượng bị cáo đông; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, âm thanh, màn hình led trình chiếu chứng cứ, tài liệu; nơi tác nghiệp cho báo chí và người dân có thể vào theo dõi. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình xét xử, Tòa đã phối hợp với Công an tỉnh Phú Thọ, các lực lượng chức năng khác lên các phương án đảm bảo an ninh, trật tự tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử đã tuyên các hình phạt thích đáng đối với 92 bị cáo, trong đó bị cáo Phan Văn Vĩnh bị phạt 9 năm, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù cùng về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Về hai tội "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền", bị cáo Nguyễn Văn Dương nhận tổng mức hình phạt 10 năm tù, Phan Sào Nam 5 năm tù. 88 bị cáo còn lại nhận hình phạt tương xứng với hành vi và hậu quả về các tội: Rửa tiền, Mua bán trái phép hóa đơn, Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Đồng thời, Hội đồng xét xử cũng đưa ra nhiều kiến nghị để các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan; hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như công tác quản lý về công nghệ thông tin, viễn thông. 

Sau gần 20 ngày xét xử, phiên tòa đã khép lại, nhưng vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng sẽ tiếp tục được điều tra, làm rõ trong giai đoạn II, thể hiện sự kiên quyết trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đã và đang thực hiện, với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có vùng đặc quyền.

Bài 4: Khi quan chức tiếp tay cho doanh nghiệp

Nguồn bài viết : Hướng dẫn cách bắn game bắn cá

Top